Mỗi cử chỉ, mỗi hàng vi đều chính là những nét riêng của mỗi người. Trong đó, ngồi có dáng ngồi, đứng có dáng đứng, ăn có cách ăn. Người xưa nói chẳng sai: Tướng do tâm sinh, nhìn tướng biết người, nhìn về ngoài của một người sẽ biết rõ người ấy như thế nào.
Thế nên mỗi người nhất định không được xem thường những điệu bộ, tướng mạo và tư thế bề ngoài của mình.
Tôi có một lần ăn chung với nhóm bạn. Trong bữa ăn, có một cậu bạn mà tôi chưa quen đã khiến tôi phải chú ý. Bởi vì, trong lúc ăn, cậu ấy có những cử chỉ không giống với những người bạn khác. Tay của cậu ấy không bưng bát cơm lên, cũng không để bên cạnh bát cơm mà lại dúi xuống dưới bàn, hơn nữa hai chân còn rung rất mạnh.
Sau khi ăn cơm xong, người bạn này tạm biệt chúng tôi và về trước còn tôi ở lại cùng nhóm bạn trò chuyện. Một cậu bạn đột nhiên hỏi tôi đánh giá như thế nào về người bạn kia. Tôi nói: “Cậu ấy sau này rất khó phát đạt, thậm chí có thể nghèo khổ cả đời.”
Câu ấy lại hỏi: Sao nhận xét như vậy?
Tôi trả lời: Người xưa thường nói, khi ăn cơm bàn tay nhất định phải nâng bát, bàn tay không nâng bát cơm thì nghèo cả đời.
Nhiều năm sau tôi vô tình nghe một người bạn khác kể về tình huống của cậu bạn kia. Quả nhiên trong mấy năm đó thì câu ta là một người không làm được việc gì, công việc thay đổi liên tục nhưng không đạt thành công.
Thế mới nói phải để đồ ăn theo miệng, chứ đừng để miệng theo đồ ăn. Hàm ý muốn nói con người khi ăn bất kể thứ gì đều phải đưa đồ ăn vào miệng chứ đừng chúc đầu rồi đưa miệng đến chỗ đồ ăn để ăn.
Cây rung lá rơi, người rung phúc bạc
Rung chân cũng chính là một loại xui xẻo, phá tài. Người xưa có dặn: Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ. Nếu như một người có thói quen này, cứ ngồi xuống bắt đầu rung chân thì lúc nào cũng ở trạng thái không ổn định.
Rung chân chính là loại tướng phá tài. Người hay rung chân sẽ đem vận may, phúc khí và tài vận của mình rơi rụng hết. Hơn nữa, rung chân còn là một loại biểu hiện của sự bất cẩn, ham chơi cho nên mọi người nên tránh xa thói quen này.
Ngoài ra thì việc nhún vai cũng chính là một loại cử chỉ tổn tài. Có một vài người khi ngồi thường nhún vai. Nếu một người hay nhún vai, cổ thì người đó sẽ cố gắng hướng về phía trước. Điệu bộ này chẳng khác gì con gà lúc nào vươn cái cổ về phía trước tìm đồ ăn. Thế nên người xưa mới nói người hay nhún vay sẽ khổ sở.
Tất nhiên, hết thảy của cải, danh dự, địa vị của một người đều chỉ là biểu hiện bề ngoài. Đức hạnh mới là căn bản.