4 liệu pháp để loại bỏ nám da hữu hiệu nhất hiện nay

( PHUNUTODAY ) - Tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ từ 20 - 50 tuổi, nhất là khi mang thai và sau sinh. Nám da có thể đậm và nhạt dần theo thời gian, tình trạng thường nặng vào mùa hè, nhẹ hơn khi trời chuyển đông.

Theo các chuyên gia, các vết nám da gây ra do tiếp xúc với tia cực tím (UV), sau đó khiến các tế bào sản xuất sắc tố, hoặc tế bào hắc tố, nhân lên cục bộ. Do đó, các tế bào da sẽ tăng sắc tố.

Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện các vết nám da. Nhưng nó chủ yếu là kết quả của các tia xuyên qua ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV.

Các chuyên gia đã liên kết tuổi tác là một yếu tố của vấn đề này vì sự xuất hiện của các vết nám xảy ra sau khi tiếp xúc với một lượng tia mặt trời tích lũy trong thười gian dài.

Cách tốt nhất để ngăn chặn là bạn nên thực hiện các biện pháp chống nắng ngay từ sớm để ngăn ngừa nám da và các tác hại do tia UV gây ra cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

Nám da có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ da liễu, bản thân các vết nám da không có hại. Tuy nhiên, họ khuyên bạn nên đi kiểm tra thường xuyên. Các vết nám này có nghĩa là bạn đã tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và đó là lý do tại sao các vết nám hình thành, điều này gây ra nguy cơ ung thư da.

Các chuyên gia nói rằng một số vết nám cũng có thể có các đặc tính tương tự như các bệnh ung thư da khác như u hắc tố, có màu đen, bắt đầu chảy máu hoặc tăng kích thước.

Các liệu pháp trị nám da hiệu quả

Mặc dù các vết nám sẽ mờ dần theo thời gian nhưng chúng có thể sẽ không biến mất hoàn toàn vì da đã bị tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, có một số phương pháp điều trị giúp giảm bớt sự xuất hiện của chúng vì mục đích thẩm mỹ.

1. Liệu pháp tái tạo bề mặt bằng laser

Liệu pháp laser bao gồm việc sử dụng các chùm tia laser có thể loại bỏ từng lớp tổn thương do ánh nắng mặt trời. Sau khi loại bỏ da, lớp da mới sẽ mọc lên tại vị trí của nó.

Quy trình này mất tối thiểu khoảng 3 phút nhưng cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và số lượng đốm hiện có trên da. Quá trình chữa lành từ liệu pháp này mất khoảng 10 - 21 ngày.

2. Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL)

Một xung năng lượng ánh sáng được sử dụng bởi Intense Pulse Light (IPL) để nhắm vào các vết đen trên da. Các hắc tố được xử lý bằng nhiệt và bị phá hủy, điều này sẽ loại bỏ các đốm đen. Quy trình này thường mất 30 phút và hầu như không gây đau đớn. Nhưng nó cũng tùy thuộc vào bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của các vết nám.

3. Liệu pháp áp lạnh

Nitơ lỏng được sử dụng trong liệu pháp áp lạnh để loại bỏ các tổn thương và các đốm để làm đông lạnh chúng. Đây là một quá trình an toàn đáng kể và chỉ mất vài phút. Đôi khi, thay vì nitơ lỏng, nitơ oxit cũng có thể được sử dụng để điều trị các vết đen như vết nám. Nó ít tác dụng phụ và ít có khả năng gây ra mụn nước hơn.

4. Liệu pháp mặt nạ hóa học

Thông qua quy trình này, một dung dịch axit được áp dụng cho da. Nó tạo ra một vết thương được kiểm soát, vết thương này cuối cùng sẽ bong ra và da mới tái tạo tại vị trí của nó.

Tuy nhiên, quy trình này gây đau đớn và có thể gây ra cảm giác bỏng kéo dài vài phút. Cảm giác nóng rát sau đó được điều trị bằng chườm lạnh và thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn.

Nếu bạn bị nám da, bạn hãy liên hệ với các chuyên da da liễu để dược tư vấn biện pháp cho phù hợp. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên thực hiện các biện pháp chống nắng ngay từ sớm để ngăn ngừa nám da và các tác hại do tia UV gây ra cho cơ thể.

Tác giả: Dương Ngọc