Khi bước vào mùa hè, nhiều người thường gặp tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy. Một phần do thời tiết nóng nực, do các vi khuẩn trú ngụ trên da, do quá trình bài tiết chất nhờn diễn ra nhiều hơn khiến có lỗ chân lông bít tắc và dẫn tới phát ban, mụn nhọt, mẩm ngứa, rôm sảy...
Bạn có thể sử dụng những loại lá cây quen thuộc trong vườn nhà để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, khó chịu này.
Lá khế
Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, thường được dùng để triệu trị rôm sảy, mẩm ngứa. Bạn có thể dùng lá khế đun nước tắm để giảm ngứa, trị rôm sảy một cách an toàn.
Bạn chỉ cần một nắm lá khế, đem rửa sạch và tác bỏ phần gân xương thừa của lá.
Cho lá khế và một ít muối vào nồi nước rồi đun sôi khoảng 5 phút. Lọc bỏ ba, lấy phần nước đổ ra chậu và pha thêm nước lạnh cho vừa đủ ấm. Dùng nước lá khế 3 lần/tuần. Sau khoảng 3-4 lần, tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy sẽ được cải thiện.
Lưu ý, không tắm bằng nước lá khế quá thường xuyên vì phần nhựa của lá khế có thể khiến da xỉn màu.
Lá rau diếp cá
Diếp cá là loại rau được sử dụng hàng ngày, đặc biệt được ưa chuộng vào ngày hè vì nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị phế ung, nhọt lở...
Ngoài ra, loại rau này còn có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn. Nhờ đặc tính chống viêm nên rau diếp các có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng mụn, mẩn ngứa.
Bạn có thể dùng rau diếp cá để ăn như một loại rau sống hoặc ép lấy nước uống. Lá rau diếp cá có thể dùng để đun nước tắm, giúp làm dịu da, giảm ngứa.
Lá trầu không
Lá trầu không không còn xa lạ với mọi người. Khi nhắc đến các bệnh về da, người ta thường sử dụng loại lá này để đắp lên da hoặc đun nước tắm.
Từ xa xưa, các cụ đã chuộng việc sử dụng lá trầu không để đun nước tắm cho trẻ nhỏ, giúp ngăn ngừa rôm sảy.
Lá trầu không có chứa các chất kháng khuẩn tốt, giúp giảm ngứa, khử mùi hôi, mang lại làn da mềm mại, thoáng mát hơn.
Bạn có thể dùng lá trầu không để đun nước tắm giúp trị rôm sảy, mẩn ngứa. Loại lá này cũng có thể hỗ trợ điều trị tình trạng chàm ở mức độ nhẹ.
Lá ngải cứu
Trong Đông y, ngải cứu được coi là một vị thuốc, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như hỗ trợ điều trị đau nửa đầu, điều hòa kinh nguyệt, hoạt huyết cầm máu, hỗ trợ tiêu hóa...
Loại lá này có đặc tính sát khuẩn, chống viêm nên có khả năng trị mẩn ngứa trên da.
Tinh dầu trong lá ngải cứu cũng chứa một số hoạt chất tương tự như chất kháng sinh, chất giảm đau tự nhiên nên mang lại hiệu quả trong việc giảm mụn nhọt, rôm sảy...
Bạn có thể đun ngải cứu để lấy nước tắm giúp làm dịu da.
Tác giả: Thanh Huyền
-
5 loại thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh: Cà chua xếp thứ 2, loại thứ nhất gây bất ngờ
-
Thấy 1 chỗ này nhô ra, tuổi thọ đang đếm ngược, nhiều người chuyển nặng mới biết
-
Ra chợ thấy 5 loại rau này đừng tiếc tiền mua: Vừa sạch vừa bổ, chẳng lo phun thuốc
-
3 thực phẩm dưỡng tim giúp bạn có trái tim khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ
-
2 loại rau khoẻ xương, thanh lọc cơ thể, mọc hoang đầy vườn mà nhiều người bỏ qua