Những loại nước dưới đây được nhiều người Việt ưa chuộng, tuy nhiên nó lại cực kỳ hại thận nếu sử dụng trong thời gian dài.
Nước chè đặc
Nước chè xanh được nhiều người cho rằng tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống nhiều trong 1 khoảng thời gian dài thì rất dễ gây hại cho thận của bạn.
Nguyên nhân là do trà đặc uống quá nhiều khiến cơ thể bạn bị nhiễm flo. Lúc này, thận bị tích trữ quá tải gây tổn thại tới vỏ thận, ống tủy.
Kéo theo đó là flo không được đào thải hết ra ngoài sẽ gây ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi thậm chí là suy giảm trí nhớ.
Trà sữa
Như chúng ta đã biết, uống trà sữa quá nhiều có thể khiến bạn dễ mắc bệnh béo phì đồng thời đẩy lượng đường trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Không những thế, đường fructose có trong trà sữa còn làm tăng axit uric khiến thận làm việc quá tải lâu dần sẽ sản sinh ra các căn bệnh khác ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Cà phê kém chất lượng
Cà phê đen rất tốt cho cơ thể nếu bạn sử dụng với 1 liều lượng hợp lý nhưng cà phê sữa hay 1 số loại cà phê trôi nổi, kém chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường thì lại là mối nguy hại.
Theo một vài nghiên cứu, khảo sát đã chỉ ra, trong cà phê kém chất lượng có chứa ochratoxin một chất gây tổn thương gan, thận. Nguy hiểm hơn là nó có thể gây nên chứng viêm niêm mạc ruột và thậm chí hoại tử ruột.
Nước ngọt
Vào những ngày hè nóng nực, nước ngọt là thứ không thể thiếu dùng để giải khát.
Tuy có thể đập tan lượng nhiệt trong cơ thể nhưng nước ngọt lại có chứa rất nhiều chất gây hại khiến thận của bạn phải làm việc quá tải.
Uống nước ngọt thường xuyên trong 1 thời gian dài sẽ gây nên tình trạng hàm lượng protein có trong nước tiểu quá nhiều điều này đồng nghĩa với việc thận bị tổn thương.
Chưa dừng lại ở đó, trong nước ngọt có ga còn có thêm các axit phosphoric, nếu uống nhiều sẽ gây các bệnh về rối loạn tiết niệu cũng như sỏi thận.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Các nước có tỷ lệ người qua đời do Covid-19 thấp nhất thế giới: Lào đứng thứ 2, Trung Quốc thứ 4
-
Bác sĩ chỉ 9 sơ hở khiến người ở nhà vẫn có thể nhiễm nCoV, virus tinh vi, cẩn thận vẫn hơn
-
Tin vui: Thuốc điều trị Covid-19 đã về TP.HCM, làm sạch virus sau 5 ngày, mở ra hi vọng mới với F0
-
Rủ nhau rửa mũi bằng nước muối đậm nhằm chống Covid-19: Chuyên gia khẳng định "sai lầm"
-
Mũi 2 vắc-xin Covid-19 có thể tiêm chậm bao lâu? Qua thời gian khuyến cáo có phải tiêm lại từ đầu?