Bún là món ăn được nhiều người yêu thích. Chúng ta có rất nhiều món ăn nổi tiếng gắng với vùng miền được làm từ bún như bún riêu, bún bò Huế, bún chả, bún mắm, bún đậu mắm tôm... Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.
Những người không nên ăn bún
Người bị viêm dạ dày
Bún là thực phẩm không thích hợp với những người đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Bún được làm từ gạo được ngâm trong nước khoảng một ngày để nở ra. Trong thời gian này, tinh bột sẽ lên men.
Người có điều tiêu hóa kém ăn thực phẩm này sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Do đó, các bác sĩ khuyên những người bị viêm dạ dày hoặc mắc hội chứng dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn bún.
Không nên ăn bún khi đang bị bệnh
Những người đang bị bệnh, sốt, thấy không khỏe trong người không nên ăn bún. Lúc này, cơ thể đang mệt mỏi, tiêu hóa không tốt như ngày thường nên ăn bún có thể gây khó chịu.
Ngoài tinh bột gạo là thành phần chính của bún, người sản xuất có thể thêm nhiều chất phụ gia không an toàn như bột huỳnh quang để làm sáng, chất tẩy tráng, hàn the... vào trong bún.
Trẻ em và phụ nữ có thai cẩn trọng khi ăn bún
Trẻ em và phụ nữ có thai nên cẩn trọng khi ăn bún do e ngại các hóa chất không an toàn có trong sản phẩm này.
Khi ăn bún nên lựa chọn các sản phẩm được làm ở cơ sở có uy tín, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc có thể tự làm bún tại nhà để yên tâm.
Cách nhận biết bún không an toàn
Nếu bún bị nhiễm chất tinopal, bạn có thể phát hiện một cách dễ dàng vì bản thân chất này là phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát sáng.
Cách đơn giản nhất là quan sát màu sắc của sợi bún. Bún có thành phần chính là gạo nên sợi bún thường có màu trắng đục hoặc tối màu. Bún chứa hàn the hay các chất bảo quản thường có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng bẩy.
Bún không chứa hàn the thường hơi nát, dễ đứt gãy, chạm vào có cảm giác hơi dính và nhuyễn. Sợi bún chứa hàn the dai giòn hơn và khó đứt gãy.
Bún không sử dụng hàn the hay các chất bảo quản khác mua về để qua một thời gian là sẽ bị chua, ôi thiu (nhất là khi thời tiết nắng nóng). Trong khi đó, bún có thêm chất bảo quản có thể để 2-3 ngày mà không bị hỏng. Loại bún này khi nhai trong miệng sẽ không có mùi vị.
Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua bún. Không nên tham những sản phẩm có màu quá trắng, bóng sáng bất thường.
Có thể dùng đèn cực tím như đèn soi tiền để chiếu vào sợi bún. Nếu thấy bún phát sáng thì đó là dấu hiệu nhiễm tinopal.
Riêng với hàn the, có thể sử dụng que thử hàn the được bán sẵn để kiểm tra xem trong thực phẩm có chứa hàn the hay không. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, chỉ cần rắc một ít bột nghệ vào sợi bún. Nếu sợi bún chuyển sang màu xám thì đó là bún có chứa hàn the.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Uống nước mật ong buổi sáng thải độc: Nhưng uống 3 khung giờ này còn lợi gấp đôi
-
Loại quả được khuyên dùng trong bữa sáng: Ngon miệng lại dưỡng gan rất tốt
-
5 dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng việc uống cà phê lại
-
Thời điểm vàng uống nước lá tía tô giúp thải mỡ, đẹp da
-
Trà xanh pha nóng hay lạnh giúp giảm cân, đẹp da tốt hơn?