Hằng tần Thái Giai thị của Hoàng đế Đạo Quang
Xuất thân của Thái Giai thị theo suy đoán thuộc Mãn Châu Bát kỳ. Bà nhập cung vào năm Đạo Quang thứ 14 và nhận sơ phong Nghi Quý nhân.
Vì một lý do nào đó, Thái Giai thị bị Hoàng đế Đạo Quang giáng 2 bậc phi vị trong vòng 4 năm sau khi bước vào hậu cung và chưa từng được phục vị đến khi Hoàng đến bằng hà.
Năm Đạo Quang thứ 30, Hoàng đế Hàm Phong đăng cơ và tôn Thái Giai thị làm Hoàng khảo Thái Thường tại.
Đến khi Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi, bà được tấn phong làm Hoàng tổ Thái Quý nhân. 11 năm sau, bà tiếp tục được tôn phong làm Hoàng tổ Hằng tần.
Năm Quang Tự thứ 2, Thái Giai thị qua đời sau khi đã sống nhàn nhã qua 5 triều đại Hoàng đế nhà Thanh.
Bút Thập Hách Ngạch Niết Phúc tấn của Hoàng đế Thuận Trị
Vị phi tần này được ban cho phong hiệu kỳ lạ nhất so với các vị phi tần khác. Theo các nhà sử học thì “Ngạch Niết” trong tiếng Mãn là ngạch nướng, nghĩa là mẫu thân; “Phúc tấn” là phẩm cấp; và “Bút Thập Hách” có thể là họ của người này. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán mà thôi.
Không có tài liệu lịch sử nào ghi chép lại gia thế của Bút Thập Hách thị. Tuy nhiên, đây là cung nữ chiếm được sự yêu thích của Hoàng đế Thuận Trị. Nàng có dung mạo xinh đẹp, khí chất dịu dàng nên lọt vào tầm mắt của Hoàng đến, thường xuyên ở bên cạnh và dần trở thành phi tần của ông.
Năm Thuận Trị thứ 8 (tức năm 1651), Bút Thập Hách thị hạ sinh con trai đầu tiên của Hoàng đế Thuận Trị khi Hoàng đế chỉ mới 14 tuổi. Ông vui mừng khôn xiết và hạ lệnh nâng nàng thành phi tử của mình.
Đến khi Đổng Ngạc phi nhập cung, Hoàng đế Thuận Trị đã không còn tâm trí để ý đến Bút Thập Hách thị nữa.
Bút Thập Hách thị đã lặng lẽ ra đi giữa hoàng cung nhà Thanh, đáng thương hơn nữa là thân phận thật sự của nàng cũng không được ghi chép đầy đủ trong sách sử triều Thanh.
An tần Lý thị của Hoàng đế Khang Hi
Lý thị nhập cung thông qua Bát kỳ tuyển tú đợt đầu tiên và trở thành phi tử của Hoàng đế Khang Hi.
Năm Khang Hi thứ 16, bà được phong làm An tần. Sau khi được sắc phong Tần vị, Lý thị đột nhiên biến mất trong lịch sử. Dù là sống hay chết thì cũng không còn bất kỳ ghi chép nào.
Kính tần Vương Giai thị của Hoàng đế Khang Hi
Mặc dù có xuất thân cao quý nhưng sách sử không ghi chép rõ về năm sinh. Năm Khang Hi thứ 10, Vương Giai thị nhập cung và được gọi chung là Thứ phi.
Năm Khang Hi thứ 16, bà được phong làm Kính tần. Cũng như An tần, từ thời điểm này trở đi sử sách nhà Thanh không còn nhắc đến Vương Giai thị nữa. Có ý kiến cho rằng Kính tần Vương Giai thị đã phạm tội lớn nên bị giáng chức nhưng đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng định điều đó.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Phi tần thất sủng bị đẩy vào lãnh cung không sợ hình phạt mà sợ nhất đối mặt với điều này
-
Đều là thiếu nữ mơn mởn xuân xanh, tại sao khi vào cung, nhiều phi tần của vua chúa lại không thể sinh con?
-
3 vị sủng phi có quyền lực cao nhất lịch sử Trung Quốc, đến Hoàng Hậu cũng phải ghen tỵ
-
Trang phục của các phi tần thời Mãn Thanh thường có dải lụa trắng trên cổ: Ý nghĩa của nó là gì?
-
Vì sao phi tần trên 50 tuổi không còn được vua sủng ái? Câu trả lời không phải vì nhan sắc