Khi một đứa trẻ quấy khóc, nhiều người cho rằng không nên vội bế ẵm. Vì như vậy sẽ hình thành thói quen cho trẻ, sau này sẽ rất phiền phức. Quả thực, khi trẻ khóc và thấy không ai để ý đến mình, chúng sẽ tự nhiên “không quấy” nữa. Bố mẹ cũng càng thả lỏng hơn và cũng có thể tránh phát triển tính “ỷ lại” của con trẻ.
Trên mạng xã hội, vấn đề này được đưa ra để tranh luận nhiều. Hầu hết mọi người cho rằng khi trẻ quấy khóc thì không nên vội bế lên, chỉ cần để trẻ nằm trên giường. Tuy nhiên, quan niệm này cũng dần trở nên biến đổi một cách sai lệch.
Theo quan điểm khoa học, việc bế trẻ đúng cách sẽ có lợi hơn là để trẻ nằm trên giường. Giữa trẻ “luôn nằm” và “luôn bế” khi trưởng thành sẽ có sự khác biệt lớn.
Cảm giác an toàn
Con người có một nhu cầu tình cảm đặc biệt – tiếp xúc và vuốt ve hay chạm vào da – đặc biệt mãnh liệt trong giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu.
Việc cha mẹ bế con sẽ giúp thiết lập mối liên kết tình cảm với trẻ để đáp ứng nhu cầu tình cảm của trẻ. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Một đứa trẻ phải nằm nhiều thì nhu cầu tình cảm sẽ không được đáp ứng, trẻ sẽ thiếu đi sự tiếp xúc gần gũi với cha mẹ. Từ đó mà thiếu đi cảm giác an toàn. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ sau này.
Năng lực tập trung
Trẻ sơ sinh khi chưa biết ngồi, tầm nhìn rất hạn chế. Thứ duy nhất chúng có thể nhìn thấy là trần nhà màu trắng.
Nhưng khi trẻ được bế trong vòng tay của cha mẹ, cảnh vật trong mắt trẻ sẽ thay đổi rất nhiều. Điều này không chỉ giúp phát triển thị giác, thỏa mãn trí tò mò của trẻ mà còn có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao khả năng chú ý, dễ tập trung hơn.
Mối quan hệ gắn bó với cha mẹ
Việc cha mẹ bế con sẽ hình thành mối liên kết tình cảm thân thiết hơn với nhau. Chỉ ở trong vòng tay cha mẹ trẻ mới có cảm giác an toàn đầy đủ. Khi lớn lên trẻ sẽ gần gũi với bố mẹ hơn.
Những đứa trẻ thường xuyên nằm trên giường thì khó cảm nhận được hơi thở của mẹ và khó có mối liên hệ tình cảm chặt chẽ với nhau. Điều này không có lợi cho việc phát triển mối quan hệ gắn bó thân thiết với nhau.
Sự tự tin
Khi được cha mẹ bế trên tay, tai trẻ lắng nghe được nhịp tim của cha mẹ, mũi ngửi được hơi thở của cha mẹ. Như vậy con tim sẽ hài lòng hơn, tinh tế hơn và tự tin hơn.
Còn những đứa trẻ thường xuyên nằm trên giường vì không được tiếp xúc nhiều hơn, gần gũi hơn với cha mẹ nên sẽ có cảm giác bị bỏ rơi. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lòng tự tin của bản thân.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Đứa trẻ tự xúc ăn và bố mẹ đút từ nhỏ khi vào mẫu giáo: Sự khác biệt rất lớn
-
Trẻ ngủ trước 9h tối và trẻ thức khuya có 5 khác biệt khi lớn lên: Không chỉ là chiều cao
-
Trẻ sinh ra vào ban ngày và ban đêm có gì khác biệt?
-
3 lý do khiến con thứ thường thông minh, nhạy bén hơn con đầu
-
3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ nằm gối và trẻ không nằm gối khi ngủ