1. Nằm nhiều
Sinh con là một quá trình đau đớn và tốn sức nên sau sinh, các mẹ thường có xu hướng muốn nằm nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, nằm nhiều sau khi sinh không có lợi cho quá trình hoạt động của dạ dày, ruột, đồng thời khiến sản dịch bị ứ lại, không thoát hết được ra ngoài.
Vì vậy, trong vòng 24 giờ sau sinh, mẹ nên đi lại và hoạt động nhẹ nhàng cho mau khỏe.
2. Thường xuyên dùng điện thoại
Điện thoại di động đã trở thành một vật không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Sau khi sinh là khoảng thời gian khá nhàm chán nên các mẹ thường thích nằm trên giường và sử dụng điện thoại để giải trí.
Tuy nhiên, khi sinh con, lượng hormone trong cơ thể thay đổi thường khiến mắt mẹ bị khô hơn. Nếu thường xuyên sử dụng điện thoại sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về thị giác sau này.
Mặc dù chưa có một kết luận chính thức về tác hại của sóng điện thoại và bức xạ điện thoại tới cơ thể người. Nhưng các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ
Ngoài ra, sử dụng điện thoại lâu cũng khiến gân cổ tay bị ảnh hưởng. Sau này chỉ cần sử dụng lực nhiều ở phần cổ tay là sẽ bị đau nhức.
3. Khóc lóc, buồn rầu
Những vấn đề chăm sóc bé sơ sinh quá mới mẻ, lạ lẫm có thể khiến mẹ bối rối và cảm thấy bất lực. Đồng thời đây cũng là thời gian tâm trạng của mẹ thay đổi thất thường, dễ tổn thương nên thường hay khóc. Vậy nhưng nếu khóc nhiều trong thời gian này có thể khiến mắt bị tổn thương, dẫn đến những vấn đề về thị giác sau này.
Tỉ lệ trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu, 15 - 25% trong năm đầu tiên sau sinh. Trầm cảm sau sinh thường kèm theo ám ảnh sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu (ý tưởng hoặc hoang tưởng tự buộc tội).
Các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh như bồn chồn, lo lắng bất an, ăn ngủ kém, chợt vui, chợt buồn... khiến sức khỏe suy giảm. Nếu không được phát hiện sớm, người mẹ có thể có hành vi làm hại bản thân hoặc người khác như tự sát, giết con ...
Vì vậy, sau sinh mẹ hãy cố gắng duy trì tâm trạng ổn định, chia sẻ thật nhiều với chồng, người thân về cảm xúc hiện tại của mình và nhờ giúp đỡ khi cần thiết.
4. Nhịn tiểu
Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước), tuy nhiên, nhịn tiểu có thể làm giãn bàng quang. Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để mong bạn đến toilet gần nhất. Nếu thường xuyên kìm nén việc giải tỏa tự nhiên này, bạn có thể gặp các rắc rối.
Nhiều bà mẹ sau sinh vì cơ thể còn yếu hoặc vết rạch tầng sinh môn chưa lành nên không muốn đi tiểu mà cố nhịn. Đây là một hành động rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, giữ nước tiểu lâu sẽ khiến bàng quang lớn lên, chèn ép vào tử cung, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ quan quan trọng này.
Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang
-
6 lợi ích vàng của măng cụt đối với bà bầu và thai nhi
-
Bà bầu bị thủy đậu thai nhi có nguy cơ bị dị tật
-
Chế độ dinh dưỡng nhất cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ để thai nhi tăng cân, mẹ khỏe mạnh
-
Tử vi mới nhất Thứ Hai ngày 19/2/2018 của 12 con giáp cực chuẩn, cực hấp dẫn
-
Chưa về chung một nhà, Hồ Ngọc Hà đã làm điều này với Kim Lý khiến ai cũng đỏ mặt