4 thói quen xấu của bà bầu khiến con sinh ra ít cười, khó ăn, hay quấy khóc

( PHUNUTODAY ) - Con sinh ra sẽ ít cười, khó ăn, khó ngủ lại hay quấy khóc vì thói quen xấu này của mẹ trong suốt thời gian thai kỳ, bỏ ngay nếu không muốn hại con nhé các mẹ bầu

 Nếu mẹ bầu thường xuyên lặp lại những hành động xấu này hằng ngày thì cần bỏ ngay để con sinh ra không khó tính, khó ăn, khó ngủ và hay ra lầy giữa đêm khuya mẹ nhé...

pregnant-sad-face-1

1. Thói quen đi ngủ muộn

Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai, chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn. Bà mẹ mang thai đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.

Trong thời gian mang thai, mẹ nên từ bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Mẹ cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 1 giờ nghỉ trưa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.

2. Hay cáu gắt, căng thẳng

Chúng ta đều biết rằng tính cách của thai nhi bị ảnh hưởng rất lớn từ tính cách và tâm trạng của mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng của mẹ thường xuyên stress khi mang bầu có thể dẫn đến những thay đổi trong môi trường vật lý và truyền đến bé qua nhau thai, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.

Việc duy trì một tâm trạng tốt khi mang thai là rất cần thiết. Mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống, đồng thời nên chăm chỉ tập luyện thể thao. Mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập những môn thể thao mình yêu thích.

Nếu mẹ thực sự cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tâm sự với người thân, bạn bè. Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cũng nên cải thiện tâm trạng bằng cách xem phim hài, đọc truyện cười hoặc làm những hoạt động mình yêu thích… sẽ giúp cải thiện tâm trạng rất tốt.

3. Ít vận động

Khi mang thai, nhiều thai phụ thường nghĩ rằng đây là thời gian mình cần được nghỉ ngơi nhiều và gia đình cũng ưu tiên hết mức. Vì vậy, thai phụ thường không làm việc và chỉ nằm một chỗ. Đây chính là quan niệm hoàn toàn sai lầm và dễ sinh ra những đứa trẻ kém phát triển.

Thực tế, thai phụ và em bé có sự kết nối thông tin rất mật thiết. Khi mẹ làm việc, suy nghĩ đầu óc hay vận động chân tay thì em bé đều cảm nhận được và đó như sợi dây vô tình kết nối hai mẹ con. Mẹ lười học tập, lao động sẽ sinh ra những em bé cũng sẽ lười biếng, kém phát triển trí não.

Hãy để bộ não của bạn làm việc cho dù bạn đang bầu bí vì như thế sẽ giúp não bộ của bé cũng được kích thích đấy. Mẹ hãy cứ đọc sách, nghe nhạc, thậm chí là suy nghĩ về công việc để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của thai nhi.

4. Ăn uống không đủ hoặc không đúng bữa

Việc mẹ kén ăn có thể ảnh hưởng đến sự dung nạp dinh dưỡng cho cơ thể, khiến cơ thể không đủ chất. Hơn thế nữa, chế độ ăn không đủ chất của mẹ còn ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé nữa. Vì thế, mẹ tuyệt đối không nên chỉ ưu tiên những thực phẩm mình thích mà bỏ qua những món ăn giàu dưỡng chất khác. Điều này không tốt với sự hình thành sở thích ăn uống của bé chút nào.

Một số thai phụ kén ăn cũng có thể khiến thai phụ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định. Chẳng hạn như thiếu axit folic vào đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, bà mẹ nên cố gắng ăn đủ bữa, đúng giờ, sinh hoạt điều độ và nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh và được tư vấn các biện pháp phòng và điều trị để bé khi sinh ra phát triển hoàn thiện.

* Những điều mẹ bầu nên làm trong suốt thời gian mang bầu

- Ði khám thai định kỳ: 

Sớm nhất là khi bạn bị trễ kinh khoảng 10 ngày để chắc chắn thai đã làm tổ và có tim thai. Sau đó, nếu có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, bạn nên đi khám thai mỗi tháng một lần trong suốt 7 tháng đầu. Tháng thứ 8, cách hai tuần khám một lần. Tháng thứ 9 - tháng cuối của thai kỳ thì nên đi khám hàng tuần. Có ba mốc quan trọng bạn cần phải siêu âm, đó là tuần thứ 12, tuần thứ 22 và tuần thứ 32. Khám thai và siêu âm, xét nghiệm thai kỳ giúp cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thường không, và bạn có bệnh gì hoặc có khó khăn gì cần phải xử trí không? Bạn có thể đẻ thường hay phải sinh mổ?

lich kham thai cho ba bau dspl3

- Chích ngừa đầy đủ:

 Bạn phải tiêm vac xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần được tiêm càng sớm càng tốt (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ nhất). Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng và muộn nhất là trước khi sinh một tháng. Bởi vì khi sinh nở, bạn phải đối mặt với dao kéo khi sinh, nên tiêm vắcxin sẽ giúp cho bản thân bạn và cả con bạn tránh được một căn bệnh rất nguy hiểm trong hoặc sau khi sinh là uốn ván. Bạn hãy yên tâm vì vắcxin không có tác hại gì đối với thai nhi cũng như đối với bản thân bạn.

- Ăn uống đầy đủ:

 Tác dụng của khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng không những tốt cho bản thân bạn mà còn tác động tốt đến sự phát triển của con bạn. Bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn cung cấp năng lượng như: gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mì; các thực phẩm phát triển thể chất như: thịt, cá, sữa và trứng; các món bảo vệ cơ thể như: hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng; các món nhiều chất sắt để bổ máu như: thịt nạc, gan, rau xanh… Bạn không nên kiêng ăn những thức ăn mà bạn vẫn thường ăn trước khi có thai, chỉ nên tránh những thức ăn chứa chất kích thích như cafein, quá nhiều đồ nướng - chiên, hoặc quá nhiều đồ ngọt…Bổ sung vitamin: Bạn cần bổ sung vitamin E, acid folic, sắt, canxi, thuốc bổ tổng hợp… theo chỉ dẫn của bác sĩ tùy từng thời điểm của thai kỳ.

- Ngủ đủ giấc: 

Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên ngủ ít nhất là 8 tiếng. Buổi trưa nên tranh thủ chợp mắt để giữ sức khỏe. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn, tăng sức đề kháng chống lại các bệnh vặt bởi vì khi có bầu, cơ thể bạn yếu ớt hơn bình thường, rất dễ bị nhiễm bệnh.

- Tập luyện nhẹ nhàng: 

Vì có bầu khiến cơ thể bạn rệu rã, mệt mỏi, nhức buốt… nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nửa giờ mỗi ngày sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái, đỡ mệt hơn và ngủ cũng ngon giấc hơn. Đừng nên tập luyện quá sức. Cũng đừng cho rằng đi bộ nhiều sẽ giúp bạn dễ sinh, chỉ đơn giản đi bộ là cách vận động nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu.

- Trang phục gọn gàng: 

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đi giầy dép thấp. Đừng nên mặc đồ bó sát, gây khó chịu cho thai nhi và khiến cơ thể bạn phù nề khó chịu.

- Yêu vừa phải: 

Quan hệ vợ chồng trong quá trình mang thai không phải là điều kiêng cữ, nhưng bạn nên lượng sức để tránh ảnh hưởng đến em bé. Có thể, hai vợ chồng cùng chọn tư thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, hoặc âu yếm, ve vuốt, “yêu” kiểu nào bạn thấy phù hợp.

Xem thêm:

1.

Mẹ bầu hết đau dạ con, xóa tan mỡ bụng sau sinh chỉ với một nắm lá ngải cứu?

2.

Mẹ bầu đi đẻ sẽ nhàn tênh nếu biết áp dụng các tư thế này trong thời gian chờ sinh

3.

Không muốn THAI NHI CÒI CỌC, CHẾT LƯU, DỊ TẬT, mẹ bầu tuyệt đối cấm ăn 4 bộ phận này trên con gà

Theo:  khoevadep.com.vn copy link