5 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường ‘gõ cửa’, làm ngay điều này để ngăn ngừa bệnh

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người xem nhẹ bệnh tiểu đường nhưng đây lại là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trong số các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu này thì không được chủ quan.

Luôn cảm thấy khát nước

Nếu bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn bình thường kèm theo việc bạn đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày thì hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường.

Khi lượng đường huyết lên cao, cơ thể khó hấp thụ glucose. Nó khiến glucose thừa được vận chuyển tới thận, khiến thận quá tải. Cơ thể phải đào thải nhiều nước tiểu hơn để thải bớt đường dẫn tới hiện tượng thiếu nước, cơ thể phát tín hiệu khát thường xuyên hơn.

Thường xuyên thấy đói

Đây là dấu hiệu lượng đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp. Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin thì cơ thể sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào. Tuy nhiên, bạn càng nạp carbonhydrate thì lượng đường trong máu càng tăng cao.

Điều này dẫn tới các cơn đói cồn cào trong ruột khiến người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.

Vì cơ thể chuyển đổi thức thành glucose để cung cấp năng lượng, nhưng tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Do tiểu đường khiến bạn không tạo ra đủ insulin hoặc kháng insulin, dẫn đến bạn luôn trong trạng thái vừa mệt vừa đói ngay cả khi bạn mới ăn no.

Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân

Để hoạt động, cơ thể cần có năng lượng thông qua cơ chế sử dụng insulin để hấp thụ glucose. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thiếu insulin hoặc kháng insulim làm quá trình hấp thụ năng lượng bị rối loạn.

Khi đó, cơ thể buộc phải phân hủy chất béo, chất đạm để đáp ứng nhu cầu năng lượng và các hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, việc thiếu insulin cũng dẫn tới cơ thể giảm tổng hợp protein và mỡ, trong khi nhu cầu lại tăng lên. Vì vậy, người bị tiểu đường dù ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân nhanh chóng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của bệnh.

Cảm giác ngứa ran hoặc tê thường xuyên

Đường huyết tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể.

Chính vì vậy mà người mắc tiểu đường loại 2 thường xuyên có cảm giác tê, ngứa ran do dây thần kinh đã bị tổn thương. Có trường hợp người bệnh trải qua tình trạng đau dây thần kinh, gây cảm giác bỏng rát không rõ nguyên nhân. Đau dây thần kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nơi nào trên cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân...

Vết thương dễ bị nhiễm trùng, lâu khỏi

Người bệnh sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn, các vết thương lâu lành. Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu không kiểm soát đường huyết có thể dễ mắc các loại nhiễm trùng như viêm mô tế bào, lơt loét, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp (bệnh lao, cúm...), nhiễm trùng khoang miệng (nấm men, tưa miệng...).

Nếu không điều trị kịp thời, một số loại nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng hoặc phải cắt cụt chi...

Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, bạn nên áp dụng các phương pháp đơn giản này:

- Hoạt động thể chất nhiều hơn.

- Bổ sung nhiều chất xơ.

- Ăn ngũ cốc nguyên hạt.

- Kiểm soát cân nặng.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống.

- Từ bỏ thuốc lá.

- Uống rượu ở mức độ vừa phải.

Tác giả: Trần Thu Thủy