4 loại củ tuy bổ dưỡng nhưng làm đường huyết tăng nhanh hơn cả đồ ngọt, người bị tiểu đường nên tránh xa

( PHUNUTODAY ) - Phần lớn chúng ta đều nghĩ đồ ngọt như bánh kẹo là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Tuy nhiên, 4 loại củ này cũng khiến đường huyết tăng nhanh.

Cà rốt

Cà rốt có chứa nhiều carotenoid và vitamin, có tác dụng tăng nhu động ruột nhưng cũng chứa nhiều carbohydrate. Chỉ số đường huyết của cà rốt lên đến 71, cao hơn nhiều so với một số loại thực phẩm khác.

Tuy carotenoid trong cà rốt có thể bảo vệ mạch máu và giảm mỏi mắt nhưng với người bệnh tiểu đường và đường huyết không ổn định thì không nên ăn nhiều.

Bí đỏ

Bí đỏ vẫn được ví như “liều thuốc hạ đường huyết” nhưng thực tế chúng ta chỉ có thể kiểm soát lượng đường trong máu thông qua việc kết hợp ăn uống hợp lý.

Bí đỏ có chứa một lượng đường hòa tan và tinh bột nhất định. Thành phần chủ yếu của đường hòa tan là oligosaccharide và sucrose, hai chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cứ tăng giảm không ổn định.

Ở người bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu không ổn định, ăn nhiều bí đỏ hoàn toàn không có lợi ích nào trong việc kiểm soát đường huyết.

Khoai lang

Trong khoai lang có chất xơ, có thể giúp bệnh nhân tiểu đường đi đại tiện đều đặn. Tuy nhiên, lượng tinh bột dồi dào trong nó sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu sau khi vào cơ thể.

Chỉ số đường huyết của khoai lang cao tới 77. Món khoai lang sấy dẻo, hàm lượng calo và đường cao hơn nhiều so với khoai lang luộc, nếu ăn quá nhiều món này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Khoai tây

Loại củ này có lượng carbohydrate tương đương với gạo và bột mì với chỉ số đường huyết đạt tới 87. Nếu chế biến thành khoai tây chiên thì không chỉ có chỉ số đường huyết cao mà món ăn này còn chứa một lượng chất béo trans nhất định.

Vậy nên bạn không nên ăn một lượng lớn khoai tây được nấu quá chín, cách tốt nhất là ăn khoai tây hấp.

3 nguyên tắc cần tuân thủ để kiểm soát đường huyết

Kiểm soát chế độ ăn uống

Để để ổn định đường huyết bạn cần kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, phân bổ hợp lý các chất bột đường, chất béo, chất đạm... để tránh rối loạn trao đổi đường glucoze.

Thay vì ăn một lượng lớn thức ăn cùng lúc, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Với bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các thực phẩm chính là ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây ít ngọt như các loại rau lá, ổi, táo, củ đậu…

Vận động thường xuyên

Vận động chính là chìa khóa của sức khỏe. Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết vận động thường xuyên cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Uống đủ nước lọc

Các nghiên cứu chỉ ra, nếu bạn uống quá ít nước thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Vì vậy bạn nên tạo thói quen uống nước đúng, đủ, đều đặn để thúc đẩy trao đổi chất, ổn định lượng đường trong máu. Và loại nước tốt nhất cho cơ thể chính là nước lọc.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link