5 dấu hiệu cảnh báo trẻ dễ mắc rối loạn tự kỷ: Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây 5 dấu hiệu cảnh báo trẻ dễ mắc rối loạn tự kỷ, ảnh hưởng không tốt đến tương lai sau này. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ mắc rối loạn tự kỷ:

- Không thể bi bô tập nói, cũng như biết dùng cử chỉ, ra dấu để biểu lộ cảm xúc của mình vào khoảng 12 tháng tuổi.

- Không biết nói từ đơn khi bước vào giai đoạn 16 tháng tuổi.

- Khi được gọi tên không biết cách đáp lại.

- Không tự nói được câu có 2 từ khi bước vào giai đoạn 24 tháng tuổi.

-  Ở bất kỳ độ tuổi nào, cũng cũng bị mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội.

Rối loạn tự kỷ ở trẻ vô cùng nguy hiểm, không được xem thường

Phòng chống rối loạn tự kỷ ở trẻ trong thai kỳ:

1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Trong thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ như: sắt, canxi, omega 3, các vitamin và khoáng chất cần thiết,… - rất quan trọng để phòng chống chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ.

2. Tiêm phòng, thăm khám định kỳ đầy đủ: Nếu trong thai kỳ người mẹ nhiễm virus rubella hay các bệnh tuyến giáp làm thiếu hụt Tyroxin, sẽ dẫn đến những thay đổi ở não bộ, khiến trẻ dễ mắc chứng tự kỷ.

Ngoài ra, với mẹ bầu sử dụng các loại thuốc như thuốc chống co giật hay các loại thuốc thalidomide và axit valproic, bị bệnh béo phì, tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ khi ra đời.

Phòng chống rối loạn tự kỷ ở trong quá trình nuôi dưỡng:

1. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ: 3 năm đầu đời chính là giai đoạn trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo nghiên cứu, thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra những biến chứng khiến não chậm phát triển và chứng tự kỷ.

Mẹ nên bổ sung cho trẻ các hoạt chất dinh dưỡng quan trọng như: DHA, axit amin, taurine, lutein,… nuôi dưỡng và giúp các tế bào thần kinh phát triển. M, phòng chống tử kỷ.

2. Tạo môi trường sống tích cực: Nếu được sống trong môi trường tích cực, lành mạnh, trẻ sẽ trở nên tích cực, hòa đồng. Ngược lại nếu môi trường sống không tốt, trẻ có thể gặp những ảnh hưởng không tốt trong việc hình thành nhân cách và lối suy nghĩ, thậm chí bị tự kỷ.

Tác giả: Xuân Quỳnh