Vợ gọi chồng là "cục cưng" đầy yêu thương
Gần đây, trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đăng tải một đoạn video vô cùng hài hước về một gia đình 3 người đang dùng bữa. Mở đầu clip là hình ảnh người chồng đang ăn mì, sau đó vang lên giọng nói dịu dàng pha lẫn sự nũng nịu của người vợ: "Em đã biết em muốn ăn món gì anh làm rồi, cục cưng ạ". Những tưởng chỉ có người chồng đáp lời, không ngờ xuất hiện hẳn 2 tiếng "ừm" cùng một lúc.
Người chồng ngẩng đầu lên trả lời rồi tiếp tục ăn mì, nhưng người vợ rõ ràng nghe thấy 1 tiếng "ừm" khác, nên dịch chuyển máy quay thì thấy cậu con trai nhỏ đang ngồi phía bên kia bàn, khuôn mặt thể hiện rõ sự sững sờ, kinh ngạc. Chị bèn nói với con trai: "Mẹ đang nói chuyện với bố cơ mà".
...và hành động bất ngờ từ cậu con trai
Nghe xong, cậu nhóc liền hét lên một tiếng: "Mẹ!" Chị tỉnh bơ hỏi lại: "Sao cơ?" Trước thái thản nhiên của mẹ, cậu quý tử tức xì khói, phẫn nộ hét lên: "Mẹ, cục cưng trong nhà này là con cơ mà!".
Chị "ừ" một tiếng rồi miễn cưỡng hối lỗi: "Xin lỗi cực cưng nhé!". Cậu quý tử "hừ" lên 1 tiếng, vẫn không mấy cam lòng vì biệt danh mẹ thường gọi cậu vừa suýt bị bố cậu cướp mất. Trong ngôn ngữ Trung Quốc, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít gần như chỉ có 1 cách nói "tôi". Nên trong ngữ cảnh này, cả cậu con trai tưởng người mẹ đang nói với mình, nhưng thực chất là nói với bố.
Trước đoạn video hài hước, một cư dân mạng thích thú để lại bình luận: "Cậu nhóc đau khổ lắm chứ đùa, khi phát hiện ra bản thân không phải là cục cưng duy nhất của mẹ!"
Mẹ nên làm gì khi con trai "ghen" với bố?
1. Đừng nhân nhượng:
Tuyệt đối không nên mềm lòng bởi sự ghen tị quá đà của trẻ. Với mỗi người mẹ, bạn sẽ cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi phát hiện ra rằng, bé xem bạn là một “kỳ quan” vĩ đại và muốn “độc chiếm”. Thế nhưng, đừng lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu của trẻ, cũng như vì sự "ghen tỵ" của trẻ mà tỏ thái độ với chồng. Bằng không sẽ khiến ông xã tổn thương và bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng.
2. Kìm chế sự ghen tị:
Khi nhận ra những “dấu hiệu” đầu tiên, mẹ không nên khuyến khích sự ghen tị của con dành cho bố. Càng chậm “xử lý” tính ghen tị của trẻ, trẻ sẽ dần trở nên ích kỷ và khó lòng uốn nắn. Thậm chí, còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, sinh hoạt và công việc của bạn sau này.