Đầu tiên, những người lợi dụng "đạo đức" để lừa gạt
Xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều tình trạng lợi dụng hai tiếng "đạo đức" để ép buộc, dẫn dắt hành vi và tâm lý người khác. Lấy ví dụ về một bức ảnh chụp cảnh bà cụ quỳ gối trước mặt anh cảnh sát giao thông. Nếu có người chứng kiến toàn bộ sự việc, họ sẽ biết sự thật hóa ra lại là anh cảnh sát bắt phạt một người tài xế đang lái xe trong tình trạng say rượu, nhưng mẹ anh tài xế cứ quỳ xuống để xin tha cho con trai.
Tuy nhiên, nếu người ngoài không biết chuyện nhìn vào, họ sẽ lầm tưởng bà cụ mới là người bị bắt nạt và phẫn nộ về hành vi của cảnh sát. Hai mẹ con người tài xế đã lợi dụng tâm lý này để tạo áp lực khiến anh cảnh sát bối rối, không thể thực hiện hành vi xử phạt của mình. Có thể thấy, bà mẹ đã lợi dụng khía cạnh "đạo đức" của những người xung quanh để tư lợi cá nhân.
Nếu kết giao với kiểu người này, khi họ tới nhờ vả xin giúp đỡ với vô vàn danh nghĩa về "đạo đức", về "tình nghĩa bạn bè" bấy lâu, chúng ta sẽ rơi vào thế yếu mà không thể từ chối họ. Đây là điển hình của tính ích kỷ, chỉ để ý đến cái lợi riêng mình mà không đặt bản thân vào vị thế, cảm xúc của người khác.
Thứ hai, người coi bạn như "chiếc lốp dự phòng"
Biểu hiện dễ thấy nhất của kiểu người này là khi cần giúp đỡ, họ sẽ tỏ ra rất thân thiết và tử tế nhưng khi không cần đến bạn nữa, họ sẽ biến mất, chẳng bao giờ liên lạc.
Với kiểu người này, lợi ích lớn hơn tất cả mọi thứ. Kết giao với những người này sớm muộn cũng sẽ bị bán đứng, bởi trong thế giới của họ, bạn bè chỉ là "chiếc lốp dự phòng" khi cần thiết.
Thứ ba, kiểu người thích bắt nạt kẻ yếu
Người sống càng lương thiện, hiền lành thì càng dễ bị kiểu người này tìm cách bắt nạt, lợi dụng triệt để. Khi bạn càng nhân nhượng, họ sẽ càng lấn tới. Nhưng khi bạn tỏ ra mạnh mẽ, cứng rắn, họ lại trở nên kiêng dè, sợ sệt mà không dám làm gì quá đáng.
Nếu coi kiểu người này là bạn bè, chúng ta có thể sẽ phải trả giá đắt vì bị phản bội và đâm sau lưng bất kỳ lúc nào. Trong lúc ta gặp khó khăn nguy cấp, thay vì chìa tay ra giúp đỡ, rất có thể chính họ sẽ "thêm dầu vào lửa, góp gió thành bão" để đứng sau mưu lợi từ sự thất bại của chúng ta.
Thứ tư, kiểu người thích giả nhân giả nghĩa
Cho dù luôn miệng nói nhân nghĩa đạo đức, hành vi của kiểu người này lại khiến người ta phải đề phòng, tránh xa và không dám tin tưởng. Người xưa có câu "Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm" chính là sự miêu tả điển hình nhất cho kiểu người này.
Kết giao với kẻ thích giả nhân giả nghĩa, anh ta có thể nói lời rất tốt cho bạn nghe, không phải vì anh ta thực sự nghĩ thế, mà vì những lời đó có lợi cho anh ta. Kiểu người này coi trọng và đặt nặng ích lợi lên trên cả nguyên tắc cá nhân lẫn tình nghĩa bạn bè.
Mức độ đáng tin của một người không thể hiện hết qua lời nói, nhưng lại phản ánh thông qua hành động của họ. Muốn hiểu được một người, bạn chớ nên nghe họ nói gì mà hãy chú ý xem họ làm gì vì hành vi mới bộc lộ rõ nhất bản tính và suy nghĩ của con người. Kết thân hay đặt lòng tin vào một trong bốn kiểu người trên sẽ khiến bạn phải trả giá đắt vì dù là bạn bè thân thiết, họ vẫn có thể trở mặt và "đâm sau lưng" bạn bất cứ lúc nào. Do vậy, muốn chọn bạn mà chơi thì chọn ít người nhưng thực sự đáng tin cậy để kết giao vẫn tốt hơn cả.
Thứ năm, người vô ơn
Người vô ơn thường coi sự giúp đỡ, tử tế của người khác dành cho mình là lẽ tất nhiên, chỉ hạch sách đòi hỏi mà không biết báo đáp. Bạn tốt với họ thế nào, họ cũng chẳng mấy khi nhớ, nhưng chỉ cần xảy ra một chuyện trái ý, họ sẽ trở mặt ngay.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Sau khi về hưu, 2 điều cha mẹ càng giấu kín để con cái không tìm thấy càng sống viên mãn
-
Người EQ cao “cạy miệng” sẽ không nói 5 điều ở chốn công sở: Ai bị đào thải mới nhận ra sai lầm
-
Nếm đủ vị đắng cuộc đời sẽ nhận ra: Khi đi qua 4 cảnh giới này, mới biết đâu là hạnh phúc thật sự
-
4 mẹo giải quyết chiến tranh lạnh giữa vợ và chồng, đàn ông nhất định phải nhớ
-
Giữ 2 bí mật này thật kỹ, chúng có thể bảo vệ bạn an toàn khỏi bị tổn hại