Lá rau má
Theo y học cổ truyền, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không độc. Loại rau này có tác dụng giải độc, mát gan, chống viêm, lợi tiểu, trị rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa ngáy…
Nên uống 3-4 cốc nước rau má/tuần để giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan.
Lá trà xanh
Trà xanh là loại đồ uống quen thuộc với người Việt. Lá trà xanh chứa hợp chất chống oxy hóa catechin có tác dụng hỗ trợ chức năng gan giúp bài trừ các chất độc ra khỏi cơ thể. Uống trà xanh thường xuyên không chỉ có tác dụng thải độc mà còn mang lại hiệu quả chống lão hóa.
Uống một ly trà xanh sau bữa ăn khoảng 30 phút là cách tốt nhất để loại đồ uống này phát huy tác dụng cho cơ thể.
Nhân trần
Theo y học cổ truyền, nhân trần vị hơi cay, đắng, tính ấm, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, chống ngứa… Nhân trần thường được sử dụng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo ra những bài thuốc mát gan, giải nhiệt.
Lá mã đề
Lá mã đề có tác dụng làm mát gan vô cùng hiệu quả. Loại lá này chứa nhiều chất đạm cũng các dưỡng chất như beta carotene, canxi, vitamin C...
Lưu ý, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người thận yếu không nên sử dụng lá mã đề vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lá bồ công anh
Theo Y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông sữa, lợi tiểu. Do đó, từ xa xưa người ta đã dùng loại lá này để chữa sưng vú, tắc tia sữa cho sản phụ sau sinh. Người ra, bồ công anh cũng được dùng để trị mụn nhọt có mủ, đau gan, đau dạ dày, tiểu tiện khó khăn và ăn uống lâu tiêu.
Không những thế, loại lá này còn có khả năng kiểm soát được lượng mỡ vào trong cơ thể, tăng cường chức năng thải độc cho gan, tốt với người bị các bệnh gan mật, ngăn ngừa nguy cơ nóng gan.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Cắt bí đao thành khoanh dày đem đun với mía, lá dứa lấy nước uống giúp thải độc cơ thể, đẹp da
-
Nguyên tắc ăn "4 không" cần nắm nếu không muốn ung thư gan ghé thăm
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Thực phẩm mát gan bổ thận bạn nên ăn thường xuyên, nhất là vào bữa sáng