Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải
Gương chiếu hậu là một trong những bộ phận cần thiết của xe máy, ô tô khi tham gia giao thông. Theo điểm e, khoản 2, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, có đủ gương chiếu hậu là một trong những điều kiện đảm bảo cho xe máy, ô tô được phép tham gia giao thông. Nếu vi phạm quy định này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Theo đó, điểm a, khoản 1, Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định việc điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
Người điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt. Trường hợp không có cả hai gương hoặc thiếu gương bên trái sẽ bị phạt hành chính.
Đi xe máy bằng một tay
Điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy thực hiện hành vi buông cả hai tay hoặc đi xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh là hành vi bị nghiêm cấm (được quy định tại khoản 3, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).
Theo quy định tại điểm a, khoản 8, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi buông cả hai tay khi lái xe máy có thể bị xử phạt từ 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Điều khiển xe máy bằng một tay cũng là hành vi nguy hiểm nhưng hiện nay không có điều khoản nào đặt ra mức phạt cho hành vi này. Do đó, người điều khiển xe máy bằng một tay sẽ chỉ bị nhắc nhở, không bị xử phạt hành chính.
Đi xe máy dàn hàng hai
Nghiêm cấm người điều khiển xe đạp, xe máy dàn hàng ngang (theo khoản 3, Điều 30 và khoản 1, Điều 31 Luật giao thông đường bộ 2008). Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ quy định mức xử phạt đối với hành vi xe đạp, xe máy dàn hàng ba trở lên: Đi xe đạp dàn hàng ngang 3 xe trở lên bị phạt từ 80-100 nghìn đồng; đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị phạt từ 100-200 nghìn đồng.
Luật hiện hành chưa có mức phạt cho hành vi dàn hàng hai. Do đó, các phương tiện xe máy, xe đạp dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm.
Đèo trẻ dưới 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, người điều khiển xe máy hoặc ngồi trên xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Việc đội mũ bảo hiểm sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông. Trường hợp không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, có những trường hợp không đội mũ bảo hiểm không bị xử phạt. Đó là khi trở người dưới 6 tuổi. Trong tình huống này, cảnh sát giao thông có thể nhắc nhở nhưng không xử phạt hành chính.
Kẹp 3 nhưng có đèo trẻ dưới 12 tuổi
Xe máy kẹp 3 là một trong những hành vi vi phạm theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và có mức xử phạt hành chính cụ thể. Tuy nhiên, xe đèo 3, kẹp 3 nhưng trên xe có một trẻ dưới 12 tuổi thì cảnh sát giao thông có thể nhắc nhở nhưng không xử phạt.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Từ 1/1/2025: Người dân mua xe không sang tên chính chủ, CSGT thu hồi Giấy đăng ký xe có đúng không?
-
Top 2 ngành nghề ‘tiềm năng vô hạn’: Lương trung bình 80 triệu/tháng, cơ hội làm giàu không thể bỏ lỡ
-
Vì sao năm 2024 xuất hiện nhiều siêu bão sức công phá mạnh hơn hẳn?
-
Từ nay mua nhà bắt buộc phải chuyển khoản không được giao dịch tiền mặt, có đúng không?
-
Từ 1/1/2025: Chính thức 4 trường hợp được phép chở ba bằng xe máy, là trường hợp nào?