Nguyên nhân gây ra mùi hôi ở chân
Do mồ hôi tích tụ
Cơ thể của thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, người bị căng thẳng hoặc mắc một bệnh lý nào đó có xu hướng đổ mồ hôi nhiều. Sự tích tụ của mồ hôi trên da có thể gây ra bệnh nhiễm trùng bromodosis, hay gọi đơn giản là bàn chân có mùi hôi.
Do vi khuẩn
Mùi hôi chân cũng có thể được hình thành nên do vi khuẩn sống trên làn da chân. Khi vi khuẩn trên chân tương tác với mồ hôi, nó tạo ra một loại axít gây mùi khó chịu.
Do nấm
Mồ hôi chân thấm ướt vớ/tất và bị trùm trong đôi giày bít mũi nóng hầm tạo nên điều kiện sinh trưởng tốt cho nấm. Bệnh hôi chân do nấm được gọi là nấm bàn chân (athlete’s foot).
Do các bệnh lý khác
Rửa chân không thường xuyên hoặc không thay tất ít nhất một lần mỗi ngày có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này có thể khiến mùi hôi chân trở nên trầm trọng hơn. Do đó đa phần những cách khử mùi hôi chân khi đi giày là vệ sinh bàn chân.
Cách khử mùi hôi chân hiệu quả tại nhà
Tẩy da chết
Cách khử mùi hôi chân tại nhà hiệu quả là tẩy tế bào chết cho đôi bàn chân khoảng 1–2 lần/tuần.
Bắt đầu với đôi bàn chân khô, bạn dùng giũa để mài bỏ lớp da chết từ quanh móng chân đến lòng bàn chân, gót chân. Sau khi đã loại bỏ một số tế bào chết, hãy dùng bàn chải chà chân nhẹ nhàng, đánh bay các tế bào chết còn sót lại trên da một lần nữa.
Rửa chân sạch sẽ và lau chân khô
Chủ yếu mùi hôi ở chân đến từ vệ sinh kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nảy nở. Giữ cho đôi chân sạch sẽ là bước đầu tiên để khử mùi hôi chân hiệu quả tại nhà, lại là cách thức không hề phức tạp.
Chủ yếu, bạn cần rửa sạch và lau khô chân để ngăn chặn mùi hôi tối thiểu một lần/ngày. Hãy làm sạch các kẽ ngón chân, sau đó lau thật khô không để đọng lại nước. Quan trọng, bạn phải lau khô ngay cả những kẽ móng chân, vì chúng có thể gây ra vi khuẩn và mùi hôi.
Chọn tất thấm hút mồ hôi tốt
Để giữ vệ sinh sạch sẽ, bạn nên thay tất/vớ mỗi ngày. Đối với những người bị ra mồ hôi nhiều, có công việc đứng hoặc vận động liên tục nhiều tiếng đồng hồ, hoặc làm việc trong môi trường ngoài trời nóng nực, bạn có thể mang theo tất/vớ dự bị để thay ngay khi cảm thấy bàn chân bắt đầu bốc mùi.
Thay đổi giày và vệ sinh đôi giày đều đặn
Bạn nên có khoảng 2-3 đôi giày để thay qua đổi lại mỗi ngày. Như vậy, đôi giày đang bị ẩm ướt do mồ hôi có đủ thời gian để khô trước khi được mang trở lại. Ngoài ra, muốn giúp giày nhanh khô và không tích tụ mồ hôi, bạn có thể tháo rời phần lót bên trong để phơi. Bởi giày ướt dễ phát sinh vi khuẩn gây mùi.
Dùng sản phẩm khử mùi hôi chân
Đối với những người bị đổ mồ hôi chân hoặc bị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể sử dụng các sản phẩm giúp thấm hút mồ hôi. Xịt chống mồ hôi (antiperspirant) có thể là một biện pháp thích hợp để ngăn ngừa bàn chân đổ mồ hôi.
Bạn cũng có thể đổ phấn rôm sảy em bé, bột bắp hoặc baking soda vào giày thể thao và để qua đêm. Những loại bột này có thể hút mồ hôi thừa trong giày. Mùi của phấn rôm sảy em bé cũng át đi mùi hôi khó chịu trong giày.
Tác giả: Hạ Anh
-
Người mẫu U80 đình đám bật mí 4 loại nguyên liệu giúp bà có được vẻ đẹp trẻ trung "lão hóa ngược"
-
Tiết lộ 3 mẹo làm đẹp từ trà xanh giúp da sáng bật tông lại sáng khỏe gấp hai lần
-
Bà xã Duy Mạnh từng mũm mĩm, tròn trịa vì mang thai giờ đã thon gọn, thanh mảnh bất ngờ
-
"Chúc Anh Đài" Đổng Khiết gây sốt với làn da mộc ở tuổi 42, được ví như chị em với con trai
-
6 chiêu thon gọn khuôn mặt tròn trịa tự nhiên cùng đôi má “phúng phính”