Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến, không chỉ gặp ở người già mà ngay cả người trẻ tuổi cũng mắc phải căn bệnh này. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mất thăng bằng... Nó gây ra những phiền toái không nhỏ trong đoeì sống, sinh hoạt cũng như công việc.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc ăn uống hàng ngày cũng góp phần lớn trong việc cải thiện, điều trị chứng rối loạn tiền đình.
Dưới đây là 5 món ăn bỗ dưỡng giúp cải thiện tình trạng bệnh mà bạn có thể tham khảo.
Canh mộc nhĩ, thịt nạc
Mộc nhĩ là thực phẩm giàu các nguyên tố vi lượng như magie, kali, natri, vitamin B. Hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cũng cao không thua kém cá loại thịt. Sử dụng mộc nhĩ kết hợp với thịt nạc sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.
Cách làm: Chuẩn bị 1 bộ óc heo, rửa sạch, gỡ bỏ các mạch huyết; 15g mộc nhĩ ngâm nước cho nở và thái nhỏ.
Bắc chảo lên bếp và cho một chút dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng thì bỏ mộc nhĩ vào xào. Thêm một chút rượu vang, gia vị vừa đủ và một chút nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, cho óc heo vào. Đun nhỏ lửa khoảng 40 phút cho óc heo chín. Nêm lại gia vị cho vừa ăn, thêm hạt tiêu, hành lá cho hợp khẩu vị là có thể dùng.
Óc heo hầm lá ngải cứu
Óc heo có vị ngọt, tính hàn, giàu dưỡng chất, tác dụng bồi bổ xương khớp, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh...
Trong Đông y, ngải cứu được dùng như một vị thuốc tốt với sức khỏe. Nó có tác dụng an thai, trị mụn nhọt, giúp thông máu lên não. Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau chúng ta sẽ có một món ăn bổ dưỡng.
Chuẩn bị 1 bộ óc heo, gỡ bỏ các mạch máu lớn và trần qua nước sôi. Ngải cứu nhặt, rửa sạch và thái nhỏ. Một ít rau diếp ca rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
Xếp óc heo và ngải cứu vào tô rồi đêm hầm cách thủy khoảng 40 phút. Sau khi bắc xuống bếp, rắc thêm rau diếp cá vào và ăn nóng.
Chè hạt sen long nhãn
Theo Đông y, long nhãn tính ôn, vị ngọt có tác dụng an thần, giảm stress, ích tâm kiện tỳ, bồi bổ khí huyết. Long nhãn rất tốt cho những người mất ngủ, ít ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình.
Trong khi đó, hạt sen cũng có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bồ tỳ, tốt cho người bị suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình.
Món chè hạt sen long nhãn không chỉ thơm ngon, mát lành mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Óc heo trộn trứng
Trứng gà giàu dinh dưỡng, omega-3, có tác dụng hỗ trợ tim bơm máu tới não và các cơ quan khác một cách hiệu quả. Nhờ đó, giúp làm giảm các cơn đau đầu, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiền đình.
Kết hợp óc heo với trứng gà càng làm tăng khả năng bồi bổ não, thần kinh.
Cách làm: Óc heo một bộ làm sạch, gỡ bỏ các mạch huyết; 2 quả trứng gà; lá húng lũi rửa sạch, thái nhỏ. Đập trứng gà đánh nhuyễn lẫn với óc heo và rau húng, nêm một chút muối hoặc nước mắn cho vừa khẩu vị. Đổ trứng và óc heo vào chảo rán vàng hai mặt và ăn khi còn nóng.
Sườn non nấu lá đinh lăng
Lá đinh lăng có tác dụng hoạt huyết dưỡng não. Từ xa xưa, lá đinh lăng đã được ông bà ta dùng để điều trị các bệnh kém tập trung, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ.
Để làm món này, chị em cần nhặt lá đinh lăng, rửa sạch và để ráo nước. Sườn non chặt miếng vừa ăn, rửa bằng nước muối rồi trụng sơ vào nước sôi để làm sạch và giảm mùi hôi.
Cho sườn non vào nồi và hầm nhỏ lửa. Hớt bọt nổi bên trên cho nước dùng được trong. Hầm đến khi sườn chín mềm thì bỏ lá đinh lăng lại, nấu thêm vài phút cho lá đinh lăng chín mềm là được. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
6 triệu chứng xuất hiện trong kỳ "rớt dâu" ngầm cảnh báo tử cung của phụ nữ đang có vấn đề, nên đi khám
-
Vợ chồng cãi nhau, người chồng tức ngực, khó thở rồi ngã quỵ: 4 thời khắc sinh tử trong cuộc sống cần lưu ý
-
Nữ giới tuổi thọ cao thường có 4 đặc điểm chung, hy vọng bạn cũng có đủ
-
BS nói triệu chứng nhiễm Omicron khác với Delta nhưng rất khó phân biệt với cảm cúm, cảm lạnh
-
Người Nhật lười tập thể dục nhưng vẫn sống lâu, sống khỏe nhất thế giới: Bí quyết nằm ở 5 thói quen ăn uống