Quả nhiều vitamin C
Nếu trong bữa ăn có cua đồng thì bà con nên cân nhắc không ăn tráng miệng bằng các loại quả mọng, quả giàu vitamin C như ổi, cam, chanh, bưởi, kiwi...Lí do là vì ở trong các loại quả này có hàm lượng lớn chất axit tanic.
Chất này khi được kết hợp với chất dinh dưỡng có trong cua đồng sẽ dẫn tới hiện tượng kết tủa và gây hại lên hệ tiêu hóa. Thậm chí, phản ứng này có thể gây ngộ độc nếu với một người ăn nhiều.
Mặt khác, trong khi các loại quả giàu vitamin C c đặc tính hấp thụ đờm thì cua lại có tính hàn. Khi ăn chung với nhau rất dễ gây tụ đờm, ngưng khí và không hề tốt cho hệ hô hấp, nhất là với người vốn đã có hệ hô hấp không khỏe mạnh.
Rau cần tây
Nếu đã ăn cua đồng, thì không nên ăn rau cần tây trong cùng 1 bữa cơm, càng không nên nấu rau cần tây chung với nước cua đồng.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được rằng, rau cần tây khi kết hợp với cua đồng sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ đạm, dẫn đến mất dinh dưỡng cần thiết khiến cơ thể suy nhước.
Mật ong
Mật ong được biết đến là thực phẩm đại nhiệt trong khi cua đồng có tính hàn. Kết hợp 2 loại này với nhau sẽ tạo thành phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, nếu nặng thì có thể ngộ độc.
Khoai tây, khoai lang
Nếu đã ăn cua đồng thì không nên ăn khoai tây, khoai lang trong vòng 1 tiếng gần đó. Trong các loại khoai này có chứa 1 lượng lớn axit phytic, còn cua lại giàu canxi. 2 chất này cùng đi vào cơ thể sẽ tạo thành muối.
Khi đó, cơ thể không thể hấp thụ được canxi và cả hợp chất muối ra bên ngoài, dẫn đến cơ thể thiếu cả muối lẫn canxi.
Đặc biệt, hàm lượng canxi trong cua sẽ bị axit phytic ngăn cản, không đi tới các bộ phận khác được. Từ đó khiến canxi ứ đọng trong thận, nguy cơ gây viêm thận, suy thận.
Dưa bở dưa lê
Lí do là vì đây là 2 loại dưa có tính hàn. Khi kết hợp chúng với cua, bạn rất dễ bị lạnh bụng, nguy hại hệ tiêu hóa, có thể tiêu chảy.
Một số lưu ý khi ăn các món cua đồng
Không ăn cua sống: Ở nhiều vùng nông thôn, người dân có thói quen ăn cua sống. Việc ăn cua sống rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nhiều vi khuẩn và vi trùng có hại cho phổi, nếu không khử trùng bằng cách nấu chín cua thì sẽ dễ mắc phải bệnh trùng phổi rất nguy hiểm.
Không ăn đi ăn lại: Cua đồng sau khi chế biến thành các món ăn thì nên sử dụng ngay trong ngày vì trong thịt cua đồng chứa nhiều chất đạm và các chất dinh dưỡng khác, nếu tiếp xúc với môi trường lâu sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu và thậm chí là hình thành các chất độc.
Cua đồng là một loại thực phẩm rất thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên nên tìm hiểu kỹ các lưu ý khi ăn cua đồng để tránh gây hại cho sức khỏe nhé.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Những người không nên ăn ngô luộc
-
6 loại rau củ rẻ bèo, giàu sắt hơn cả thịt bò, chăm ăn khỏi lo thiếu máu
-
Ba bộ phận của phụ nữ càng "ở bẩn' càng tốt, càng "sạch sẽ" càng lắm bệnh
-
5 loại rau quả giàu Collagen tự nhiên giúp chị em đẹp da mượt tóc
-
8 thời điểm phụ nữ cực kì ghét làm 'chuyện ấy', các anh nhớ mà chiều