Đàn ông nhìn ngũ quan
Câu nói “Đàn ông nhìn ngũ quan” có ý nghĩa rằng: Để đánh giá phẩm chất và tiên đoán về tương lai của một người đàn ông, chúng ta có thể quan sát tướng mặt, ngũ quan trên khuôn mặt của họ để đánh giá.
‘Ngũ quan’ ở đây là chỉ bộ phận trán, lông mày, mắt, miệng, tai của người đàn ông.
Trán là vị trí cao nhất trên khuôn mặt của một người, vì vậy trong văn hóa truyền thống, trán còn được gọi là “thiên đình”. Nếu ‘thiên đình’ của một người đàn ông rộng và trơn nhẵn thì họ sẽ có một trái tim bao dung.
Ngược lại, nếu vùng trán của một người không được mịn màng, có nhiều nếp nhăn và vùng trán chiếm tỷ lệ lớn trên khuôn mặt, điều đó biểu thị rằng họ là một người có tấm lòng hẹp hòi, sống không có lý tưởng to lớn. Loại người này thường có thói quen nghi ngờ người khác, lười cống hiến và hy sinh vì người khác.
Tiếp theo, hãy quan sát lông mày. Đối với nam giới, thẩm mỹ của đôi lông mày chính là lông mày rậm và đôi mắt to. Vì vậy, lông mày rậm và đôi mắt sáng có thần sắc chính là tiêu chuẩn cho cái đẹp của người đàn ông thời cổ đại. Kiểu đàn ông có tướng lông mày này sẽ có tính khí đặc biệt, có sức hút mạnh mẽ và phong cách riêng.
Ngược lại, nếu đàn ông mắt vừa tròn vừa nhỏ, lông mày thưa thớt, thì người ta thường gọi là người lấm la lấm lép, có bộ mặt gian xảo. Kiểu người này đa số không có năng lực gì đặc biệt, hơn nữa làm việc gì cũng không có nguyên tắc.
Tiếp theo là miệng; nhân tướng học nhận định rằng, người đàn ông có miệng nhỏ cho thấy rằng họ không có khả năng ăn nói, cũng không có chủ kiến độc lập của cá nhân mình. Người ta thường coi trọng và thích những người đàn ông “ăn to nói lớn”, mạnh mẽ, kiên định và có lập trường chủ kiến riêng.
Bộ phận cuối cùng chính là đôi tai, bộ phận này chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Phật giáo. Hình tượng Phật cổ điển thường có đôi tai rất to với dái tai tròn và nhiều thịt. Đối với người nam mà nói, dái tai là biểu tượng của sự phú quý và phúc khí, ngoài ra, dù tai cứng hay tai mềm thì đều là biểu trưng của tính cách dịu dàng, ngoan ngoãn.
Đàn bà nhìn lưu niên
‘Lưu niên’ trong câu nói “Đàn bà nhìn lưu niên’, chính là chỉ sự thay đổi ngoại hình thông qua tuổi tác của người phụ nữ. Đối với người phụ nữ mà nói, dung mạo và ngoại hình là điều hết sức quan trọng, hơn nữa thứ duy nhất có thể mang lại những tổn hại không thể cứu vãn cho ngoại hình, đó chính là thời gian.
Theo sự xoay chuyển không ngừng của thời gian, dung mạo và ngoại hình của người nữ sẽ có những thay đổi hơn nam giới. Thuật nhân tướng học cũng có thể tìm ra những thay đổi về tính cách, vận mệnh thông qua sự phân tích về ngoại hình của người nữ.
So với nam giới, các đặc điểm trên khuôn mặt của phụ nữ có thể được chia thành ba bộ phận: Trán đến lông mày, lông mày đến mũi và phần còn lại dưới mũi.
Đối với bộ phận thứ nhất là từ trán đến lông mày: Thời trẻ, nếu người phụ nữ có ‘thiên đình’ đầy đặn, điều này cho thấy họ có tính tình hiền lành, xuất thân tốt, diện mạo tinh thần này biểu tượng cho gia đình giàu có vào tương lai.
Đối với bộ phận thứ hai là từ lông mày đến mũi: Vào độ tuổi trung niên, nếu phụ nữ sở hữu tướng mũi thẳng, sắc mặt hồng hào như quả táo đỏ thì sự nghiệp, gia đình sẽ không gặp sóng gió, phiền phức.
Đối với bộ phận thứ ba là phần dưới mũi: Bộ phận này có một phần rất quan trọng đó chính là ‘nhân trung’. Phụ nữ ở tuổi xế chiều nếu sở hữu nhân trung dài, điều này có nghĩa là họ sẽ sống trường thọ.
Suy cho cùng, bất luận là nam hay nữ, dù là ngũ quan hay lưu niên, chúng ta hoàn toàn có thể ‘chủ động’ thay đổi vận mệnh của mình. Tục ngữ có câu: “Tướng do tâm sinh”, tướng mạo có thể thay đổi thông qua quá trình tu tâm dưỡng tính. Chỉ có không ngừng tu tâm, bồi dưỡng đạo đức và nhân cách, siêng năng làm việc tốt, chúng ta mới có thể thay đổi vận mệnh của chính mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn.