6 cây "báu vật" cứ trồng trước cửa thì tài lộc rầm rộ kéo đến, không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc

( PHUNUTODAY ) - Có 6 loại cây "báu vật" cứ trồng trước cửa nhà thì tài lộc rầm rộ kéo đến, không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc, gia đình hạnh phúc, ấm êm.

Với những gia đình sở hữu sân vườn rộng rãi, nhất là biệt thự thì luôn muốn có những cây xanh đẹp để trồng ở sân nhà nhằm đem đến khoảng không xanh mát, tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống đồng thời tốt cho sức khỏe. Có 6 loại cây "báu vật" cứ trồng trước cửa nhà thì tài lộc rầm rộ kéo đến, không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc, gia đình hạnh phúc, ấm êm.

1. Cây lộc vừng

Đây là loại cây mà nhà giàu thường ưa trồng trước cổng nhà. Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.

Cây lộc vừng tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sự sung túc. Bởi trong tên cây liên quan đến chữ Lộc nên sẽ mang nhiều tài lộc đến với gia chủ. Đồng thời, cây còn mang ý nghĩa gia đình hòa thuận, anh em đoàn kết bởi sự xum xuê của tán cây và sự kết chùm của hoa.

Ngoài ra theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thời, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều không may mắn.

2. Cây họ Cam, Chanh

Những loại cây này thường được trồng ở hướng Đông Nam để giúp mang lại tiền tài và sung túc cho gia chủ vì đây hướng của sự giàu có, thịnh vượng.

Nếu cây càng sai trái, càng mang lại nhiều may mắn, đại cát, đại lợi. Hơn nữa quả thường có màu vàng khi chín, cam trong phát âm là kim – có ý nghĩa tượng trưng cho vàng, mang tài lộc, may mắn về cho gia chủ

3. Cây trúc

Trúc là loài cây xanh với đặc điểm dễ nhận biết, thân cây cao và thẳng, có sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt. Do đó, theo quan niệm dân gian thì cây trúc chính là biểu tượng của đức tính ngay thẳng, cho lòng dạ quân tử. Chữ "trúc" gần âm với chữ "chúc", mang ý nghĩa là sự chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thủy, tre, trúc sẽ mang lại may mắn và an lành cho gia đình. Trong phong thuỷ, cây trúc là biểu tượng của sự cao sang thoát tục, hiên ngang và mạnh mẽ do đó trồng cây này trước nhà có thể cải thiện phong thuỷ cho căn nhà.

4. Cây hoa hòe

Dân gian xưa có câu: "Một cây hòe trước nhà, không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc”. Cây hoa hòe với mùi thơm dễ chịu ngoài công dụng là một vị thuốc quý trong y học, còn mang ý nghĩa phong thủy là mang lại sự tài lộc, phú quý, sung túc cho gia chủ khi được trồng trước nhà.

5. Cây cau

Ông bà xưa có câu: “Chuối sau, cau trước”, vì cau thuộc thân gỗ là Mộc, Mộc sinh Hỏa sẽ khởi sự cho đường công danh tốt đẹp. Ngoài ra, hình dáng của cau thẳng đứng, luôn vươn dài lên trên, thanh mảnh nên không ngăn nắng sớm cũng như luồng ánh sáng cần thiết vào ngôi nhà, cây cau cũng ít rụng lá nên không làm mất tính thẩm mỹ của không gian.

Điều quan trọng hơn, cây cau khi được trồng trước nhà sẽ giúp tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm ảnh hưởng đến ngôi nhà, từ đó mang đến may mắn cho gia chủ

6. Cây Thiết mộc lan

Theo phong thủy, cây thiết mộc lan (hay còn gọi là cây phát tài) là loại cây đại diện cho sự may mắn đặc biệt là khi cây bắt đầu ra hoa. Bên cạnh đó cây còn có khả năng hấp thu những luồng khí xấu, xua đi điều rủi ro và mang đến sự thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ.

Ngoài ra, cây còn có khả năng thanh lọc các chất độc của hiệu ứng nhà kính, các loại khí có hại do sử dụng điều hòa lâu ngày. Giúp mang lại bầu không khí trong lành rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, cây thiết mộc lan dễ trồng, luôn xanh tốt quanh năm nên rất tốt cho phong thủy ngôi nhà. Màu sắc của loại cây này cũng rất bắt mắt giúp cho không gian sống của bạn thêm phần sang trọng và đẹp hơn rất nhiều.

Tác giả: Vũ Thêm