6 thực phẩm cực tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người cả đời ăn sai cách biến chúng thành vô dụng

( PHUNUTODAY ) - Tuy vẫn dùng hàng ngày nhưng nhiều người vẫn thường có cách chế biến sai lầm những thực phẩm quen thuộc như trái cây, rau củ quả... Và nếu không chú ý, sửa lại cho đúng thì những thực phẩm vốn tốt cho sức khỏe mà bạn nạp vào cơ thể hàng ngày có khi chẳng có tí tác dụng nào!

6 thực phẩm cực tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người cả đời ăn sai cách 

Cơm

Cơm là món ăn không thể thiếu của người Việt. Tuy nhiên, cơm chứa đầy carbs và là nguồn cung cấp calo rất cao. Thế nên ăn cơm vào ban ngày sẽ phù hợp hơn là buổi tối bởi khi đó, cơ thể sẽ có đủ thời gian để tiêu hóa và đốt cháy lượng calo thu được.

Cà chua

Mặc dù chúng ta sẽ mất một số vitamin C khi ăn cà chua hầm thay vì ăn sống nhưng cách chế biến này lại có thể giúp làm tăng hàm lượng lycopene - một chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư...

Cà tím

Nhiều người thích ăn cà tím xào hoặc chiên, tuy nhiên cà tím nướng vẫn có lợi cho sức khỏe hơn cả. Bởi nồng độ kali trong cà tím sẽ tăng trong quá trình quay, nướng, trong khi lượng nitrat và nitrit giảm.

Bí đỏ

Bạn sẽ đánh mất đi một nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nếu loại bỏ vỏ của bí đỏ trước khi chế biến. Vỏ của bí đỏ có nhiều thành phần khoáng chất, chất xơ, chất pectin, và vitamin C.

Tỏi

Không giống như vitamin C, chất allicin- enzym, chất chống ung thư trong tỏi cần có sự tiếp xúc với không khí mới có thể phát huy được hết tác dụng. Chúng ta nên dùng tỏi băm để ngoài không khí trong 10 phút, điều đó sẽ làm cho các dưỡng chất hoạt động một cách tối đa.

Bắp cải

Carotene và chất chống oxy hóa trong bắp cải sẽ biến mất khi chúng ta nấu chín. Nhưng khi lên men loại rau này, hàm lượng vitamin C tăng và hình thành axit lactic, giúp cơ thể tiêu hóa protein tốt hơn.

Dưới đây mẹo giúp bạn ăn uống đúng cách.

Hãy ăn khi bạn đói

Chế độ ăn không phải là một thời gian biểu nhất định là bạn phải ăn bữa trưa vào buổi trưa, sau đó là uống trà hay cà phê và ăn nhẹ vào buổi chiều. Đôi khi, bạn có thể không thấy thích điều đó chút nào. Hãy lắng nghe cơ thể bạn (ăn khi đói) chứ không phải lắng nghe suy nghĩ của bạn (phải chờ đúng đến bữa mới ăn).

Gạt bỏ cảm xúc tiêu cực khi ăn

Đồ ăn không phải là giải pháp cho sự chán nản, mệt mỏi, cáu bản, tuyệt vọng hay tức giận… Vì vậy, bạn không nên dùng đồ ăn để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực này. Trước khi bắt đầu vào bữa, hãy giữ bình tĩnh và loại bỏ những cảm xúc ra khỏi bữa ăn nếu không bạn sẽ chỉ khiến mình trở nên ục ịch và sẽ không cảm thấy ổn hơn khi suốt ngày lao vào ăn uống.

Không ăn cùng người ăn thô tục

Về mặt tiềm thức hoặc về một mặt nào đó thì bạn bị ảnh hưởng bởi những người bạn ngồi ăn cùng. Các thành viên trong gia đình và các cặp vợ chồng thường ăn giống nhau. Nếu một người có thói quen ăn tráng miệng trước mọi bữa ăn thì những người khác cũng thường làm theo. Vậy nên, bạn nên dùng bữa cùng những người ăn từ tốn chứ không phải người ăn thô tục vì có thể bạn sẽ ăn giống họ.

Kiểm soát đam mê đồ ngọt

Có nhiều cách để bạn giảm tình trạng ăn nhiều đồ ngọt, từ những đồ tráng miệng có nhiều đường, bơ đến các món ăn “đầy cám dỗ” ở các cửa hiệu bánh. Nguyên tắc vàng là bạn nên tự làm món tráng miệng tại nhà.

Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát được lượng đường và chất béo và từ đó quyết định xem bạn muốn đổi những thành phần nào bằng thành phần khác có lợi cho sức khỏe hay bỏ tất cả các thành phần để tận hưởng vị ngọt tự nhiên của trái cây.

Dùng dao, dĩa mới với kích thước nhỏ

Khi sử dụng bát, đĩa, chén và muỗng có kích thước càng lớn, bạn sẽ càng cảm nhận bữa ăn ngon hơn. Hãy thay dụng cụ ăn uống phù hợp, bạn sẽ cảm thấy hứng thú với bữa ăn hơn trước. Bởi lẽ ai cũng dễ bị tác động bởi thị giác.

Tác giả: Mộc