Ngũ gia bì
Vẻ ngoài bắt mắt, lá cây xanh mướt mắt, đuổi muỗi hiệu quả và lọc không khí tốt… là những ưu điểm của cây ngũ gia bì. Có lẽ vì thế mà loại cây này được nhiều người yêu thích và trồng trong nhà. Đặc biệt, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức mà vẫn có thể chăm sóc ngũ gia bì. Thông thường, chỉ cần tưới nước cho cây khoảng 2, 3 lần mỗi tuần và không tưới quá nhiều nước là được.
Cây kim tiền
Không cần tưới nước đều đặn, phát triển trong cả điều kiện ít sáng… là những ưu điểm nổi bật của cây kim tiền. Cây cảnh này có lá dày, xanh đậm và bóng bẩy nên phù hợp để trang trí trong phòng khách, phòng ngủ hoặc bàn làm việc… Trong phong thủy, cây kim tiền còn tượng trưng cho cuộc sống giàu sang phú quý nên thường được trồng với mong muốn xua đuổi vận xui, mang theo may mắn vào cửa.
Cây lưỡi hổ
Sẽ không quá lời nếu nói lưỡi hổ là một trong những cây cảnh dễ trồng, dễ chăm và phù hợp với không gian ít nắng. Sở dĩ như vậy là vì loại cây này không cần nhiều ánh sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt, tốt cho phong thủy mà cây lưỡi hổ còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Để cây phát triển ổn định, bạn chỉ cần tưới khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần và tránh đặt chậu ở nơi có ánh nắng trực tiếp.
Cây lan ý
Với màu trắng tinh khôi và vẻ ngoài sang trọng, cây lan ý phù hợp để trưng trong nhà hoặc mang tặng người khác. Ngoài ra, cây cảnh này còn được ví như “máy lọc không khí tự nhiên" khi có thẻ loại bỏ được các chất độc như benzene, ammonia, formaldehyde… Lan ý có thể phát triển tốt cả trong môi trường ít sáng và không cần tưới nước thường xuyên nên phù hợp với cả những người bận rộn.
Cây xương rồng
Là một trong những cây cảnh phù hợp với “người lười", xương rồng dễ trồng, dễ chăm vì có khả năng chịu hạn tốt. Với vẻ ngoài độc đáo, cây xương rồng được trồng để trang trí và giúp gia chủ thu hút tiền tài, danh vọng vào nhà. Vì đây là cây cảnh cần ít nước nên bạn có thể tưới một tháng một lần hoặc chờ đến khi đất khô mới tưới.
Cây trầu bà
Cây trầu bà được yêu thích và mua về trồng nhiều trong nhà nhờ khả năng phát triển ở mọi môi trường và có thể loại bỏ nhiều chất độc hại như xylene, formaldehyde… nên không gian sống lúc nào cũng dễ chịu, thoáng mát. Khi trồng trầu bà, bạn chỉ cần tưới cây một tuần mỗi lần và đặt chậu cây ở nơi có nhiệt độ phòng, độ ẩm trung bình… Ngoài ra, cây trầu bà cũng rất dễ nhân giống khi bạn chỉ cần cắt một đoạn cây nhỏ rồi đặt vào nước đến khi cây bắt đầu ra rễ là được.
Cỏ lan chi
Ngoài tên gọi cỏ lan chi, người ta còn biết đến cây cảnh này với cái tên khác như cây nhện… Người ta thường trồng cỏ lan chi trong các chậu treo trong nhà để cây lọc bỏ các chất độc hại và tạo điểm nhấn cho không gian sống. Khi trồng cỏ lan chi, bạn nên chọn loại chậu có khả năng thoát nước tốt và tưới lượng nước vừa đủ để tránh làm rễ cây bị thối rễ và phát triển ổn định.
Tác giả: Minh Thu
-
Dân gian nói: Khóc người đừng để nước mắt rơi lên họ kẻo cả nhà xui xẻo, vì sao lại thế?
-
Tủ lạnh cũ 'ngốn điện' cứ cho 3 thứ này vào: Mát nhanh, tiết kiệm tới 500 nghìn/tháng
-
Trồng 4 loại cây này giúp giảm lo lắng, lạc quan, yêu đời và… dễ ngủ hơn
-
Phong thủy cửa ra vào: Bí mật ‘nhỏ nhưng có võ’ đẩy lùi xui xẻo, thu hút tài lộc
-
Luộc thịt đừng cho muối: Cho thứ gia vị này thịt luộc ngon, đậm vị nhả hết cặn bẩn