Rụng tóc nhiều hơn bình thường
Đây có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng tiềm ẩm. Khi áp lực về tinh thần quá lớn nang tóc sẽ không thể phát triển. Mà đây là bộ phận nhận chất dinh dưỡng để nuôi tóc. Vì vậy nó khiến tóc rụng đồng thời ít mọc tóc con và có thể khiến bạn hói đầu.
Suy giảm trí nhớ
Stress kéo dài có thể khiến bạn gặp vấn đề về trí nhớ như nhầm lẫn, hay quên, đãng trí,… Đây là những vấn đề thường gặp ở người cao tuổi do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trung ương. Ngoài ra, suy giảm trí nhớ cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ, người trẻ do căng thẳng thần kinh.
Căng thẳng quá mức khiến tuyến thượng thận tăng sản sinh hormone cortisol. Hormone này có tác dụng tăng nhịp tim, điều hòa huyết áp và tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể. Khi lượng hormone này quá nhiều chúng sẽ khiến tim đập nhanh, bồn chồn, hồi hộp, tăng đường huyết, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, tác động tiêu cực đến hoạt động của não bộ và gây suy giảm trí nhớ.
Nghiến răng
Nghiến răng cũng có thể xuất phát từ việc căng thẳng. Bạn có thể nghiến răng vào ban ngày hoặc lúc đang ngủ gây đau hàm vào buổi sáng hôm sau.
Thường thì khi căng thẳng kết thúc chứng nghiến răng cũng sẽ hết. Tuy nhiên, nó có thể trở thành thói quen nên bạn hãy sử dụng dụng cụ bảo vệ răng miệng hoặc tham gia trị liệu.
Đổ quá nhiều mồ hôi
Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta đổ mồ hôi nhưng nếu đổ mồ hôi liên tục mà không do tập thể dục hay nhiệt độ cao thì có thể là do bạn đang quá căng thẳng.
Mắt giật, nháy liên tục
Khi bạn căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ đưa ra những tín hiệu bất thường cho não và cơ mặt. Nó khiến mắt bị giật, nhấp nháy không kiểm soát được. Trong một số trường hợp, hiện tượng co giật có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng.
Miệng luôn khô
Thường xuyên khát nước ngay cả khi không ăn mặn có thể là do căng thẳng kéo dài. Bởi vì căng thẳng cũng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt và khiến bạn luôn thấy khô miệng, khó nuốt.
Đau đầu, nhức mỏi toàn thân
Thực chất, stress là phản ứng của cơ thể với những sự thay đổi, áp lực từ bên ngoài vào bên trong. Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng sinh tồn bằng cách tăng nhịp tim, nhịp thở và tăng huyết áp. Bên cạnh đó stress cũng làm giảm lượng máu tuần hoàn đến những cơ quan “không ảnh hưởng đến sự sinh tồn”.
Nó khiến cơ thể dễ bị đau nhức, ê ẩm, mỏi và giảm sức lực.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
5 thực phẩm đẩy lùi stress, tốt cho tâm trạng, các bạn trẻ nên ăn thường xuyên
-
Cảnh báo tình trạng trầm cảm, stress tâm lý ở bệnh nhân mắc Covid -19
-
Trước khi ngủ dành 10 phút tập động tác đơn giản: Hết đau lưng mỏi gáy, xua tan căng thẳng stress, ngủ ngon
-
Còn duy trì những thói quen này thì bạn càng tự ''trói'' mình vào stress
-
Có đến 90% người không biết đến hệ lụy tồi tệ của việc "nhịn" khóc khi buồn bã, tức giận