8 bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, tốt cho người bị viêm loét dạ dày
- Các loại trái cây, rau củ quả tươi
Các loại trái cây, rau củ quả tươi có chứa nhiều flavonoid có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương, giúp giảm viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP.
Các loại trái cây, rau củ như táo, việt quất, bông cải xanh... chứa nhiều flavonoid tốt cho sức khỏe. Với các loại trái cây, cách sử dụng tốt nhất là ăn trực tiếp để cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất xơ.
- Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các vết loét dạ dày, giúp chống viêm, chống lại vi khuẩn HP.
Bạn có thể pha 2 thìa mật ong với 200ml nước ấm và uống vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.
- Tỏi
Tỏi có chứa hợp chất allicin. Đây là chất có tính kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc bổ sung tỏi vào các món ăn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
Có thể dùng tỏi sống hoặc kết hợp tỏi với mật ong.
Bạn cần chuẩn bị một ít tỏi, bóc vỏ, rửa sạch và thấm cho thật khô nước. Đập dập tỏi và bỏ vào lọ thủy tinh, đổ thêm mật ong cho ngập toàn bộ phần tỏi. Đậy nắp lọ và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khoảng 3 tuần, bạn có thể lấy tỏi mật ong ra sử dụng. Mỗi lần uống, hãy lấy 1 thìa tỏi mật ong để pha vào nước ấm hoặc có thể sử dụng trực tiếp.
- Cam thảo
Cam thảo là một liệu pháp tự nhiên giúp trị viêm loét dạ dày, nhất là dạng cam thảo khử glycyrrhizin (DGL) . Loại gia vị này có tác dụng kích thích sản xuất chất nhầy dạ dày, tạo ra lớp bảo vệ tự nhiên cho niêm mạc dạ dày.
Bạn có thể lấy 3-5 gram cam thảo khô rửa sạch và cho vào ấm nước (khoảng 500ml nước là đủ) đun sôi. Khi nước sôi, hãy vặn nhỏ lửa và nấu thêm 10 phút.
Vớt cam thảo ra và chắt lấy phần nước để uống nhiều lần trong ngày.
- Nghệ
Thành phần curcumin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, hỗ trợ quá trình điều trị, làm lành vết loát.
Bạn có thể kết hợp nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi pha với nước ấm để uống.
- Gừng
Gừng là loại gia vị quen thuộc. Nó không chỉ tạo hương thơm cho món ăn mà còn giúp kháng viêm, chống oxy hóa. Sử dụng gừng đúng cách sẽ giúp giảm lượng axit trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bạn có thể đem gừng tươi cạo sạch vẻ, rửa sạch và thái lát mỏng rồi đem ép lấy nước cốt. Sử dụng 2 thìa cà phê nước cốt gừng pha với 200ml nước. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể cho thêm một chút xíu muối. Dùng nước này vào bữa sáng, trước khi ăn.
- Nha đam (lô hội)
Nha đam là nguyên liệu có dụng kháng viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày. Bạn có thể sử dụng nha đam để cải thiện vấn để tiêu hóa, trị viêm loét dạ dày.
Lấy khoảng 5 lá nha đam, gọt hết lớp vỏ xanh bên ngoài rồi rửa thật sạch. Đem xay nhuyễn nham đam rồi đổ vào lọ, trộn cùng khoảng 500ml mật ong. Đậy kín nắp lọ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng lấy 10ml mật ong nha đam ra pha cùng với nước ấm. Nên uống nước này 30 phút trước khi ăn bữa chính.
- Sữa chua, dưa cải muối, kim chi
Đây là những thực phẩm có hàm lượng probiotics cao giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, probiotics có thể hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn HP, giúp tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày. Việc cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột cũng góp phần giảm tình trạng viêm.
Lưu ý, do dưa cải muối chua và kim chi thường có lượng muối lớn nên bạn chỉ ăn với lượng vừa phải.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 chị em cùng sống thọ trên 90 tuổi: Bí quyết đơn giản ai cũng làm được
-
Sáng sớm đừng chỉ ăn xôi hay bún phở, ăn món này rẻ hơn thịt bổ hơn sâm
-
5 loại trà giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng
-
3 loại rau Việt Nam ‘cực phẩm’ cho phái mạnh: Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực
-
Mỗi bữa nên ăn bao nhiêu bát cơm?