1- Ung thư vú:
Ung thư vú nhỏ thường không lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan quan trọng như phổi và não. Nếu bạn ở độ tuổi 20 hoặc 30, hãy kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ của mình. Nếu sớm phát hiện tế bào ung thư vú, bạn sẽ có cơ hội chữa bệnh tốt hơn.
2- Bệnh buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết tố, do mức độ androgen (hormon nam). Nhiều u này phát triển trong buồng trứng do sự mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sinh sản của phụ nữ .
Triệu chứng bao gồm: chu kỳ kinh nguyệt không đều, mọc lông quá mức ở mặt, ngực, lưng và chân, mụn, vô sinh, tóc thưa (rụng tóc), tăng cân nhanh chóng không giải thích được và khó khăn khi giảm cân.
Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán bằng siêu âm và xét nghiệm, kiểm tra khung chậu, kiểm tra lượng đường và hormone trong máu
3- Ung thư cổ tử cung:
Với các xét nghiệm Pap thường xuyên, ung thư cổ tử cung rất dễ ngăn ngừa. Cổ tử cung là một lối đi hẹp giữa tử cung và âm đạo. Xét nghiệm Pap sẽ tìm thấy các tế bào bất thường trên cổ tử cung, có thể được loại bỏ trước khi chúng biến thành ung thư. Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV gây nên.
4- Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính nghe như là tưởng tượng nhưng bây giờ được công nhận là một vấn đề sức khỏe. Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn nam giới 4 lần, và nó phổ biến ở phụ nữ tuổi từ 40-50.
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa hội chứng này với một loạt các bệnh nhiễm trùng do virus, sự mất cân bằng nội tiết tố và stress. Theo các chuyên gia, chỉ có 20% số trường hợp hội chứng mệt mỏi mãn tính được phát hiện.
Triệu chứng bao gồm: mệt mỏi nghiêm trọng sau khi hoạt động thể chất hoặc trí não, mà không cải thiện khi đã nghỉ ngơi.
Chức năng suy yếu trong cuộc sống hàng ngày, cả trong công việc và ở nhà. Trí nhớ và sự tập trung bị suy giảm, đau cơ không rõ nguyên nhân.
5- Viêm khớp dạng thấp
Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch tấn công màng của sụn khớp, dẫn đến sưng, đau, và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, sẽ bị biến dạng khớp bàn tay, ngón tay, xương chậu, đầu gối và bàn chân.
Viêm khớp dạng thấp phát triển trong độ tuổi từ 40-60 được tìm thấy ở phụ nữ nhiều hơn 3 lần so với nam giới.
6- Loãng xương là một trạng thái khi xương người yếu và dễ vỡ. Sau khi mãn kinh, phụ nữ bắt đầu bị loãng xương nhiều hơn. May mắn thay, bạn có thể phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương với các sự giúp đỡ y khoa.
7- Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa được đặc trưng bởi cơn đau không rõ nguyên nhân lan rộng khắp cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 20-50 tuổi.
Triệu chứng bao gồm: nhạy cảm bất thường ở các vùng khác nhau của cơ thể, cơn đau không giải thích được lan khắp cơ thể. Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm.
Thật không may, cho đến nay không có xét nghiệm hoặc nghiên cứu có thể chẩn đoán xác định bệnh đau xơ cơ hóa.
Tuy nhiên, các bác sĩ có thể dựa trên bệnh sử và triệu chứng bệnh của bệnh nhân, kiểm tra vị trí của các cơn đau và tiến hành một số thủ thuật khác để loại trừ các bệnh thần kinh khác.
8- Ung thư da: Có một số loại ung thư da có thể điều trị sớm và cho kết quả tốt. Nguy hiểm nhất là u hắc tố (hình ảnh), ảnh hưởng đến các tế bào tạo ra màu da của con người. Đôi khi con người mắc phải loại ung thư này do yếu tố di truyền, hoặc có thể do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Tế bào đáy và tế bào vảy là những bệnh ung thư da nhưng không phải u ác tính.
Dân dan thường có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên, các chị em hãy ghi nhớ 8 căn bệnh nguy hiểm phụ nữ có tỷ lệ mắc phải cao trên đây và có những biện pháp phòng tránh kịp thời ngay nhé!
Tác giả: Mộc
-
8 công dụng "tuyệt đỉnh" của màng bọc thực phẩm
-
Tướng đàn ông tiết kiệm, giỏi giữ tiền vợ được nhờ vả, sung túc suốt đời
-
4 kiểu chân váy đẹp các nàng nên sắm ngay cho mình trong dịp hè năm nay
-
Đặc điểm của người con gái có thể khiến đàn ông "đổ gục" ngay lần đầu gặp gỡ
-
Đầu bếp nổi tiếng thế giới tiết lộ 11 mẹo nấu ăn không phải ai cũng biết