Đi 1 vòng rồi mới mua
Nếu định mua sữa tắm, đừng vội vã bỏ ngay vào giỏ sản phẩm đầu tiên bạn nhìn thấy trên quầy hàng. Hãy đi hết gian hàng và xem ít nhất 3 sản phẩm với mức giá khác nhau.
Với hàng thực phẩm, bạn không nên mua những đồ đại hạ giá vì có thể chúng sắp hết hạn hay chất lượng không còn tốt do vận chuyển.
Tránh thực phẩm cắt, đóng gói sẵn
Cố gắng tránh mua những thực phẩm đóng gói riêng lẻ được cắt lát sẵn hoặc đóng gói như thịt nguội, phô mai, rau củ, nước sốt, trái cây. Rất có thể những thứ này đã hết hạn hoặc gần hết hạn. Ngày đóng gói sẽ không cho bạn biết bất cứ điều gì trong trường hợp này, vì các nhãn mác có thể thay đổi nhiều lần trong ngày.
Đừng bị đánh lừa bởi “mới” hay “cải tiến mới”
“Mới” hay “cải tiến mới” không phải lúc nào cũng có nghĩa là sản phẩm vừa ra mắt hay chất lượng được nâng cao. Có thể đó chỉ là sự thay đổi về màu sắc, hương vị hay đơn giản là sự tăng giảm trong công thức.
Bạn nên tìm những sản phẩm cũ của mặt hàng đó và so sánh, kiểm tra công thức cũng như dữ liệu về dinh dưỡng để không phải trả thêm tiền vô ích.
Đừng vội tin vào những lời quảng cáo “ngon tuyệt”
“Ngon tuyệt vời”, “rất ngon”… là chiến lược thu hút khách hàng của các nhà sản xuất. Trung bình, mỗi người đi siêu thị chỉ có 1/17 giây để lướt qua những sản phẩm được bày trên kệ hàng. Nếu không có những dòng chữ này, chắc sẽ khó có lý do để bạn dừng mắt ở mặt hàng nào đó.
Ngon hay không còn tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người. Đừng vội chất đầy xe với những loại thực phẩm được quảng cáo là “thơm, ngon, mát, bổ” ấy trước khi chính bạn tự kiểm nghiệm.
Kiểm tra tình trạng của bao bì
Các mặt hàng bị biến dạng, có vết nứt, bìa các tông bị trầy xước với dấu vết chất lỏng khô…đều không nên chọn mua.
Hãy cảnh giác với khu vực chế biến thức ăn sẵn
Khi mua salad làm sẵn, thường có rất nhiều tỏi và gia vị hoặc nhiều rau đi kèm. Đây là cách họ cố gắng ngụy trang hàng hóa đã hết hạn. Khi chọn mua salad, hãy nhớ rằng salad với thịt hoặc cá sẽ hết hạn nhanh hơn so với món rau.
Hãy chú ý những điều sau khi chọn mua salad nói riêng.
- Phải được đặt trong đĩa thủy tinh vì nếu là đĩa kim loại chúng sẽ dễ bị oxy hóa.
- Mỗi món đều phải có một cái thìa riêng biệt.
- Nhân viên cửa hàng phải dùng găng tay sử dụng một lần khi chạm vào thức ăn.
Hãy coi chừng hàng hóa có màu sắc quá tươi
Trái cây và rau được trồng ở vùng đất khô thường có màu vỏ sò, đốm, và các khuyết điểm khác nhưng chúng lại là thực phẩm sạch. Trái cây được trồng trong nhà kính đẹp và hấp dẫn, nhưng chúng có thể chứa hóa chất.
Nhiều người nghĩ rằng một số phô mai sáng màu thường có nhiều chất béo và vị của nó sẽ ngon hơn. Nhưng phô mai tự nhiên luôn có màu trắng hoặc vàng. Màu vàng tươi chỉ đạt được khi pha thêm màu. Trong phần lớn các trường hợp, đây là một phụ gia màu vô hại được làm từ hạt cây annatto, nhưng màu sắc tươi sáng vẫn không phải là một tiêu chí để lựa chọn phô mai ngon.
Màu sắc cá hồi trông tươi ngon hơn có thể đã bị sử dụng màu hóa học. Các loại nước sốt khác như tương ớt hay tương cà nếu có màu hơi xấu, có nghĩa là chúng được làm từ các thành phần tự nhiên.
Kiểm tra cẩn thận món hàng muốn mua
Nhân viên cửa hàng biết cách trưng bày hàng hóa của họ từ phía tốt nhất. Nhiệm vụ của bạn là xem nội dung nào bị ẩn. Ví dụ, ánh sáng trong trường hợp nào sẽ làm thịt trông tươi ngon hơn. Nếu muốn mua, bạn hãy yêu cầu lấy nó ra để xem thử có gì khác so với lúc bày biện trong tủ kính không.
Tương tự hãy áp dụng khi mua thực phẩm đông lạnh, không mua những thứ có lớp băng bị phủ bên trên nhiều, điều này có nghĩa là hàng hóa đã được rã đông và làm đông lại nhiều lần.
Tránh mua những miếng thịt quá khô ( để lâu ngoài không khí) hoặc quá ướt ( nhân viên có thể đã làm mới bằng cách đổ nước lên).
Đừng lười biếng, hãy nhìn xung quanh để tìm hàng hóa cần mua
Để bán được nhiều hàng hóa đắt tiền và nhận được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà bán lẻ đặt chúng trên các kệ dễ gây chú ý nhất. Các sản phẩm này có thể nhận ra được do quảng cáo, nhưng không có nghĩa là chúng được làm từ nguyên liệu chất lượng.
Để giảm thiểu tổn thất do hàng hóa đã hết hạn, nhân viên cửa hàng thường để chúng ở phía ngoài cùng, phía trong sẽ là hàng mới và có chất lượng tốt hơn.
Hiểu rõ các nhãn, theo nghĩa đen
Đừng nghĩ rằng những câu như “không đường”, “không cholesterol”, “giàu vitamin”…có nghĩa là chúng có thật sự có chất lượng. Trong thực tế, "không đường " có nghĩa là "chứa rất nhiều chất ngọt hóa học khác", và những thứ giàu vitamin không phải lúc nào cũng tốt.
Yêu cầu nhân viên cửa hàng tư vấn
Hãy hỏi nhân viên sắp xếp hàng hóa về hàng hóa cần mua, rằng hàng này có từ bao giờ, khi nào thì có hàng mới. Hỏi càng nhiều thì bạn càng biết được món đồ mình muốn mua có thật sự chất lượng hay không.
Chọn hàng hóa địa phương
Tốt hơn là mua hàng hóa có nguồn gốc địa phương, đó là tiêu chí quan trọng khi chọn mua trái cây, rau củ, sản phẩm từ sữa. Vì nếu mua hàng ngoại nhập, việc vận chuyển dài ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.