Thời điểm năm học mới bắt đầu, ngoài tâm thế háo hức bước vào năm học mới với bao dự định của học sinh, sinh viên thì còn là thời điểm được tất cả phụ huynh quan tâm bởi việc thực hiện các khoản đóng góp, chi phí cho quá trình học tập của con em mình. Theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo, có tám khoản tiền nhà trường tuyệt đối không được thu của học sinh
Thực tế, các cuộc họp đầu năm nhiều khi là nỗi ám ảnh của một số phụ huynh. Có những trường hợp nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện không đúng quy định về việc thu các khoản đóng góp dẫn đến sự bất bình trong phụ huynh, học sinh. Vậy, những khoản nào nhà trường không được phép thu của học sinh trong năm học? Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học bao gồm:
- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
- Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như:
+ Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường;
+ Bảo vệ an ninh nhà trường;
+ Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
+ Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;
+ Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;
+ Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;
+ Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Như vậy, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như nhà trường không được thu các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện và các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ngoài ra, theo quy định hiện hành, nhà trường được phép thu các khoản tiền bao gồm:
- Học phí: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình
- Tiền dạy học thêm trong quy định: Do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường
- Thu hộ Bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế: 4,5% mức lương cơ sở. Hiện nay là 4,5% x 1.490.000 đồng = 67.050 đồng/tháng, trong đó, được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng
- Tiền đồng phục học sinh, quần áo thể thao, phù hiệu trường, thẻ học sinh: Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.
- Tiền ăn bán trú, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú: Tùy từng địa phương. Chẳng hạn Hà Nội: tiền ăn do thỏa thuận với cha mẹ học sinh; chăm sóc bán trú tối đa 150.000 đồng/tháng/học sinh; trang thiết bị phục vụ bán trú: mầm non tối đa 150.000 đồng/học sinh/năm học, tiểu học, THCS tối đa 100.000 đồng/học sinh/năm học.
- Tiền mua học phẩm với trẻ mầm non, tiền vệ sinh, tiền nước uống…
- Viện trợ, quà, biếu, tặng, cho: Được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:
+ Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục
+ Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục
Tác giả: Vũ Thêm
-
5 tỉnh, thành phố được miễn học phí năm học 2022 - 2023
-
Danh sách chi tiết các địa phương miễn học phí năm học 2022-2023
-
6 tỉnh, thành phố miễn học phí cho học sinh năm học 2022 - 2023
-
Các trường hợp được giảm 50%, 70% và miễn hoàn toàn học phí đại học năm 2022
-
8 tỉnh, thành phố miễn tiền học phí cho học sinh trong năm 2022-2023