Lựu
Thông tin từ Chi cục phó Chi Cục Kiểm dịch vùng VIII (Lào Cai) cho biết, lựu được nhập chủ yếu tập trung vào tháng 7 đến tháng 12, chính vụ khoảng từ tháng 7-10. Vào những tháng cao điểm, mỗi ngày nhập khoảng trên dưới 100 tấn lựu.
Tại Việt Nam, các loại hoa quả khá phong phú, tuy nhiên riêng cây lựu chưa có quy hoạch trồng lựu làm hàng hóa, vì thế loại quả này không phổ biến tại nước ta.
Một thương lái ở chợ đầu mối cho hay, lựu ở chợ từ loại 1 quả to, vỏ bóng đẹp cho đến loại lựu 2 có mẫu mã xấu nhỏ sần sùi… đều là hàng Trung Quốc. Người bán hàng thường nói lựu sạch Việt Nam cho người tiêu dùng mua chứ Việt Nam không có vùng trồng lựu, thỉnh thoảng mới có nhà trồng 1-2 cây, mỗi năm thu được vài kg, mà số lượng đó cũng chỉ đủ cho gia đình họ ăn chứ không bán.
Vì vậy, những quả lựu đang bán tràn lan ngoài chợ với giá chỉ 15.000đ – 20.000đ/kg không phải là quả Việt Nam trồng. Chúng ta nên cân nhắc và thận trọng khi mua.
Cam
Cam lòng vàng, cam xanh bóc vỏ là hai loại cam được nhập về Việt Nam nhiều nhất với số lượng lên tới 100 tấn/ngày vào thời kỳ chính vụ. Cam xanh bóc vỏ thường chín vào thời điểm từ tháng 8 trở đi, cam đường thường nhập về vào dịp cuối năm và kéo dài sang tới mùa xuân năm sau.
Giá cam xanh Trung Quốc chỉ dao động khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg, vỏ mỏng, không hạt, quả nhỏ bằng một nửa cam Việt Nam, khi ăn có thể bóc vỏ giống như vỏ quýt.
Cam sành Việt Nam có hai loại, một loại có vỏ sần sùi màu hơi vàng, xấu mã (cam Hà Giang, cam Tuyên Quang) thường thu hoạch vào mùa đông dịp cận Tết và sau Tết âm lịch khoảng 1 tháng sẽ hết mùa.
Thứ hai là cam sành vỏ xanh miền Nam, loại này có quanh năm, giá bán khoảng 70.000-75.000 đồng/kg.
Cam lòng vàng thường rất khó phân biệt được đâu là cam Trung Quốc, đâu là cam Việt Nam. Hình dáng bên ngoài loại cam này rất giống với loại cam Vinh và cam Cao Phong.
Lê
Tại Việt Nam, lê được trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, thường có hoa vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu. Tuy nhiên sản lượng rất ít nên mặt hàng này khá hiếm, vì thế lê được nhập từ Trung Quốc về nhiều.
Trong một số mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc, người ta tìm thấy hóa chất Endosulfan. Đây là hóa chất độc hại đứng thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn thế giới do Liên hợp quốc công bố.
Khi chất độc tích tụ trong cơ thể có thể làm rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản, thậm chí gây vô sinh.
Dưa lưới
Dưa lưới cũng là loại quả được nhập từ Trung Quốc về nhiều, chính vụ dưa lưới vào các tháng 8,9 và 10. Vào tháng cao điểm, mỗi ngày có khoảng 90 tấn dưa được nhập qua cửa khẩu về Việt Nam.
Loại dưa lưới vàng này có đặc điểm quả hình bầu dục, trọng lượng quả nặng từ 3-4kg/quả, đang được bán tại chợ với giá dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg.
Tại Việt Nam, dưa lưới được trồng ở một số tỉnh miền Nam như Hậu Giang, Bình Thuận, Long An… tuy nhiên sản lượng cũng chưa nhiều và chủ yếu là để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Khi mua dưa lưới, bạn cần để ý một số cách phân biệt để chọn được dưa Việt Nam như sau:
– Màu sắc: Dưa lưới Việt Nam là giống dưa Nhật hoặc Hà Lan quả tròn, vỏ xanh, có một số giống dưa lưới vỏ vàng nhưng trọng lượng trung bình chỉ 2kg đổ lại.
– Vỏ dưa: Quả dài, to, ruột rỗng, vân lưới thường chìm hơn, quả to từ 3-5kg, độ ngọt dưa lưới Trung Quốc không có vị ngọt thanh như dưa Việt Nam.
– Tốt nhất là nên mua những quả dưa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, do đơn vị cung cấp thực phẩm sạch tại Việt Nam.
Nho
Nho là mặt hàng được nhập khẩu quanh năm, vào chính vụ, mỗi ngày có thể nhập về 100 tấn nho Trung Quốc.
Vào mùa cao điểm, số lượng nhập về cực kỳ lớn và chủ yếu nhập các loại nho đỏ, nho xanh (cả loại có hạt và không hạt).
Thực tế, trên thị trường, từ siêu thị cho đến chợ lớn, chợ nhỏ, các loại nho Trung Quốc được bày bán tràn lan với giá khá rẻ chỉ ở mức 30.000-40.000 đồng/kg tuỳ loại và tuỳ vào thời điểm. Thâm chí, vào thời kỳ cao điểm, nho chỉ có giá 20.000-25.000 đồng/kg.
Tuy nhiên nho Trung Quốc có chứa rất nhiều chất bảo quản, các loại thuốc độc gây hại cho cơ thể.
Táo
Táo là loại quả phổ biến được nhập quanh năm. Tại một số chợ, táo Trung Quốc có mẫu mã đẹp thường được gắn mác thành táo Mỹ, Newzealand với giá bán dao động từ vài chục ngàn cho tới trên 100 ngàn đồng/kg tùy loại.
Tuy nhiên, khi ăn sẽ nhận biết được ngay đâu là táo Trung Quốc và đâu là táo nhập từ các nước khác bởi táo Trung Quốc ăn xốp, vị nhạt, còn các loại táo khác ăn ngọt, giòn và rất thơm.
Táo là loại quả chứa rất nhiều chất bảo quản, nếu bạn để yên cả quả, thậm chí cả năm sau quả vẫn bóng đẹp y như vừa mới mua.
Hồng ngâm
Hồng ngâm được nhập từ Trung Quốc về với số lượng rất lớn. Đặc điểm của hồng ngâm Trung Quốc là vuông thành, mẫu mã đẹp với kích thước to ngang quả cà chua.
Với loại hồng vuông Trung Quốc, nếu so về hình dáng, kích thước cũng như màu sắc bên ngoài giống hệt với hồng giòn Mộc Châu. Tuy nhiên, khi bổ quả hồng vuông Trung Quốc ra sẽ thấy quả màu hơi vàng nhạt, ăn mềm. Còn hồng vuông Mộc Châu vỏ vàng đỏ, thịt hồng cứng có vàng cam, ăn giòn, thơm.
Với hồng quả tròn Trung Quốc vỏ mỏng, hơi dài hơn so với hồng Đà Lạt. Đặc biệt, hồng giòn Đà Lạt có đặc điểm là một đầu hơn nhọn. Khi ăn, hồng Đà Lạt cũng sẽ giòn ngọt hơn hồng Trung Quốc.
Quýt siêu ngọt
Quýt siêu ngọt Trung Quốc được bán tràn lan tại các chợ Việt Nam, lọa quýt này rất độc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật luôn vượt mức cho phép.
Loại quả này phổ biến từ khoảng cuối tháng 9 dương cho tới hết tháng 10 âm lịch đối với loại quýt tươi, còn loại quýt được bảo quản thì thời gian nhập về Việt Nam sẽ kéo dài hơn nhiều.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Đặt 1 tép tỏi dưới gối trước khi ngủ, sau 7 ngày nhận về 4 lợi ích tuyệt vời hơn dùng thuốc bổ
-
Sau 9 giờ tối đừng ăn 4 thực phẩm sau kẻo đường huyết tăng cao
-
Dù nam hay nữ có thói quen đi ngủ đặc biệt này sức khỏe thay đổi diệu kỳ: 3 kiểu người không nên thử
-
3 ngày sau "đèn đỏ" là thời điểm vàng để giải độc: Ăn ngay 4 món làm sạch tử cung, dưỡng da hồng hào
-
2 khung giờ thức giấc vào ban đêm cho thấy bệnh gan đang âm thầm gõ cửa