8 mốc KHÁM THAI quan trọng giúp mẹ sàng lọc DỊ TẬT THAI NHI, bà bầu nhất định đừng bỏ qua

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là 8 mốc khám thai chuẩn của WHO (tổ chức y tế thế giới) quan trọng nhất các mẹ không nên bỏ qua.

Những mốc khám thai quan trọng

Khám lần đầu tiên: Khi có dấu hiệu mang thai

Bị chậm kinh 3 tuần, xuất hiện các dấu hiệu đã có thai là lúc mẹ cần khám nhằm biết rõ liệu mình có thai hay không để được siêu âm cũng như tiến hành xét nghiệm máu. Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng, nó giúp phát hiện những nguy cơ về bệnh mà mẹ và bé có thể gặp phải.

Mẹ nên đưa ra những thắc mắc của bản thân cũng như cung cấp những thông tin cần thiết tiền sử về bệnh của gia đình, những loại thuốc đã dùng trước đấy để bác sĩ nắm rõ. Trải qua lần khám này, mẹ sẽ có những lời khuyên về dinh dưỡng, nghỉ ngơi và lịch hẹn cho lần khám sau.

 

Lần khám thứ 2: Lắng nghe nhịp đập tim thai

Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ cũng là lúc mẹ bầu đi khám thai lần thứ 2. Mẹ sẽ được siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.

Bên cạnh đấy là các bước khám lâm sàng như: cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng mẹ có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không để có hướng điều chỉnh phù hợp.

Lần khám thứ 3: Đo độ mờ da gáy

Giai đoạn từ tuần 11 – 14 là thời gian thích hợp duy nhất để các bác sĩ đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện các bất thường của nhiễm sắc thể (nguy cơ gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…). Chọn thời điểm này là do trước tuần thứ 11, thai nhi còn quá nhỏ để có thể chẩn đoán kết quả một cách chính xác.

Và đến tuần thứ 14 của thai kỳ trở đi thì những chất dịch dư thừa ở vùng gáy của bé sẽ được hệ thống bạch huyết hấp thụ hết, và khó có thể phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào. Bác sĩ cũng sẽ thông báo tuổi thai và việc mẹ mang thai đơn hay đôi trong lần khám này. Ngoài ra, mẹ được khuyên nên làm xét nghiệm Double Test để kiểm soát các bất thường bẩm sinh của thai.

Lần khám thai thứ 4, tuần thứ 16

Lần này thì mẹ bầu sẽ xét nghiệm Triple test để chẩn đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể ở thai nhi. Đây là xét nghiệm sử dụng máu để biết nguy cơ rối loạn ở thai nhi, xét nghiệm này chỉ cho biết thai nhi hiện tại có nguy cơ bị di truyền nhiễm sắc thể hay không và phải cần có các xét nghiệm khác nữa hay không thôi.

Khám thai lần thứ 5: Siêu âm 4D để phát hiện bất thường về thai nhi

Cũng như lần khám thứ 3 thì ở lần thứ 5 là lần khám quan trọng thứ 2 trong các mốc khám thai quan trọng của mẹ bầu. Vì trong lần này mẹ bầu sẽ được siêu âm giúp phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như: có bị sứt môi hay dị dạng không, đặt biệt là dấu hiệu về tim cũng như hệ xương để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong lần này rất quan trọng là tại vì mẹ bầu sẽ đưuọc xét nhiệm: máu, nước tiểu, kiểm tra HIV, viêm gan..., cũng như thời gian tiêm phòng uốn ván, tốt nhất tiêm 2 mũi (cách nhau 1 tháng và trước sinh 15 ngày), mũi đầu vào tháng thứ 6 là tốt nhất.

Lần khám thai thứ 6, tuần thứ 24

Lần khám thứ 6 sẽ sau lần khám thứ 5 là 24 tuần, để theo dõi sự phát triển của thai cũng như những vấn đề mà mẹ bầu gặp phải.

Mẹ cũng có thể làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện những nguy cơ về sức khỏe. Đồng thời, nếu mẹ chưa hoàn toàn tiến hành tiêm phòng uốn ván bao giờ cũng sẽ được tiêm phòng. Thời gian thích hợp nhất để tiêm phòng uốn ván là mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ, mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi mà chưa đủ 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.

Lần khám thứ 7, tuần thứ 32

Lần này là vào tuần thai thứ 32, mẹ bầu sẽ siêu âm màu để nhận định lần cuối về dị tật thai nhi, theo dõi các động mạch, khám tổng quát mẹ bầu để xác định nơi sinh.

Lần khám thai thứ 8, tuần thứ 35

Lần này thai nhi vào khoảng 35 tuần, khám kiểm tra trọng lượng thai nhi,dự đoán cân nặng sau khi sinh. Làm kiểm tra xem bé có nhận đủ lượng oxy và sự thay đổi của tim thai có tương thích với chuyển động của thai hay không.

Tác giả: Đỗ Vân Anh