8 thói quen ăn uống dễ gây bệnh ung thư hầu hết ai cũng mắc phải

( PHUNUTODAY ) - "Bệnh từ miệng mà ra" là nói đến những căn bệnh có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống. Hiện nay, để tiết kiệm thời gian nên mọi người thường có chế độ ăn uống bất thường. Đây cũng là nguyên nhân lớn gây ung thư mà bạn không hề biết...

 1. Ăn nhanh như "hổ đói"

Ăn quá nhanh dường như là một vấn đề thường gặp đối với nhân viên văn phòng trong thời đại ngày nay. Áp lực công việc và cuộc sống làm cho nhân viên văn phòng ở trong tình trạng căng thẳng cao, ăn uống dường như chỉ đơn giản là nhu cầu thể chất, vì vậy họ thường ăn uống rất nhanh. Trong thực tế, điều này là vô cùng bất lợi cho sức khỏe của bạn.

Bác sĩ Amanda Foti, một chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Selvera Weight Management Program chia sẻ với tạp chí Self: "Từ nhiều năm, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn đưa ra lời khuyên mọi người nên ăn chậm lại và điều này có lý do của nó. Ăn quá nhanh có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như khó tiêu, thậm chí trào ngược axit. Cắn miếng quá to và nhai quá nhanh khiến cho nước bọt và các enzym không kịp tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn thành các hạt nhỏ hơn trước khi vào dạ dày. Ăn nhanh cũng khiến bạn nuốt nhiều không khí vào trong bụng, từ đó gây đầy hơi, chướng bụng, tổn thương đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư".

2. Thường xuyên ăn uống ngoài tiệm

Hiện nay là thời đại phát triển kinh tế rất nhanh, mức sống của con người cũng đã thay đổi, đồng thời cũng thay đổi thói quen tốt là cả gia đình ở nhà cùng làm cơm. Nhiều người do đặc thù công việc nên cũng thường xuyên ra ngoài ăn uống, điều này thực sự rất có hại cho sức khỏe.

Mặt khác, do thường xuyên ra ngoài ăn nên thời gian ăn uống không cố định, một sớm một chiều sẽ làm tồn thương chức năng lá lách và dạ dày, tiến thêm một bước đến ung thư.

Ngoài ra, các thực phẩm bán bên ngoài, người chế biến thường giúp món ăn nhiều màu sắc và hương thơm nên đã sử dụng các phương pháp chiên ở nhiệt độ cao, hoặc thêm lượng lớn chất tạo hương liệu. Trong các loại hương liệu này có chứa rất nhiều chất gây ung thư.

3. Ăn thực phẩm quá nóng

Ăn uống là một trong những cách đưa vào đường tiêu hóa, có lớp niêm mạc mềm, đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn nóng trên 60 độ C. Mặc dù chúng ta không có nhiều cảm giác khó chịu khi ăn thực phẩm nóng nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm bỏng thực quản, tổn thương niêm mạc. Loét thực quản kéo dài làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản...

Các tế bào ở thực quản thay đổi nhiều và bắt đầu trở nên giống các tế bào ở dạ dày, đây là tổn thương tiền ung thư và có thể phát triển mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến của thực quản.

4. Ăn uống “chung đụng”

Ăn uống “chung đụng” là thói quen của người Việt như chấm chung một chén mắm, uống chung ly rượu hay gắp chung đôi đũa… của người Việt khiến vi khuẩn HP dễ lây lan gây viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày.

Ông Bùi Hữu Hoàng phó giáo sư tiến sĩ, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết nhiễm HP (Helicobacter Pylori) là một trong các nhiễm khuẩn thường gặp ở người. Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Tiêu hóa thế giới năm 2010, tỷ lệ nhiễm HP trung bình toàn cầu là 50%.

Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ở người trưởng thành lên đến 70%. Đến 90% bệnh nhân viêm dạ dày có sự hiện diện của khuẩn HP. Tỷ lệ này ở nhóm loét dạ dày – tá tràng là 75 đến 85%, từ 80 đến 95% bệnh nhân bị biến chứng thủng do loét dạ dày – tá tràng.

Tại Việt Nam tỷ lệ viêm loét dạ dày – tá tràng ngày càng gia tăng, đứng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh chính là HP, vi khuẩn này cũng được xếp vào nhóm đầu gây ung thư dạ dày. Hiện nay, ung thư dạ dày đứng hàng thứ hai trong 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp nhất ở nước ta.

5. Thường xuyên uống rượu, bia quá mức

Mọi người thường uống nhiều rượu trên các bữa tiệc, chắc chắn làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và cung cấp các điều kiện cho sự xuất hiện của bệnh ung thư. Từ khía cạnh chăm sóc sức khỏe, việc uống rượu vừa phải có thể kích thích các dây thần kinh. Các chức năng sinh lý như lưu thông máu, có thể làm giãn nở mạch máu, cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, tạo cảm giác ăn ngon và có lợi cho giấc ngủ cũng có thể bị ảnh hưởng.

Thành phần chính của rượu - ethanol, là một chất độc hại làm tổn thương các mô và tế bào khác nhau của cơ thể con người. Uống rượu sẽ kích thích niêm mạc thực quản gây ra những tổn thương vô cùng lớn, đặc biệt là rượu nồng độ cao hơn 60 độ sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản một cách rõ ràng trong thời gian ngắn.

Một nhiên cứu trường Đại học Williams Thụy Điển cho thấy rằng nam giới trên 45 tuổi ít uống rượu hoặc không uống rượu, thì nguy cơ ung thư thực quản sẽ giảm 50%.

Đặc biệt là bạn nên tránh uống rượu khi bụng đói. Khi uống rượu trên dạ dày trống rỗng, vì không có thức ăn trong dạ dày, rượu được hấp thu nhanh qua niêm mạc dạ dày, trực tiếp làm nồng độ cồn trong máu tăng mạnh, có hại cho cơ thể người. Vì vậy, trước khi uống rượu phải ăn thức ăn, khi phân hủy năng lượng được tạo ra có thể cung cấp cho gan "đốt cháy" rượu.

6. Ăn uống không có quy luật

Ăn thường xuyên không đúng giờ như thể đó là vấn đề thường gặp đối với người hiện đại, thực tế, điều này rất bất lợi cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn uống không quy luật có thể dẫn đến bệnh béo phì và ung thư dạ dày.

Trong lâm sàng, khi hỏi về bệnh nhân ung thư, rất nhiều người có vấn đề như vậy, hoặc không ăn sáng, hoặc ăn muộn, hoặc ăn đồ ăn nhẹ vào giữa đêm.

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng ăn đúng giờ có lợi cho hoạt động bình thường của chức năng lách và dạ dày, bổ sung và điều hòa khí huyết mới có thể bảo vệ cơ thể, tránh gây mất cân bằng của 5 cơ quan nội tạng, phòng ngừa phát bệnh ung thư. Mặt khác chế độ ăn uống có lợi cho việc tiết nước bọt, và bài tiết nước bọt định kỳ sẽ có tác dụng trong việc xóa bỏ các chất gây ung thư.

7. Không gian ăn uống không vui vẻ

Nghiên cứu hiện đại cho thấy những thay đổi tâm trạng xấu là "chất hoạt hóa" gây ung thư. Một số học giả đã thu thập thông tin trong gần 50 năm và thấy rằng những cảm xúc tiêu cực như trầm cảm, lo lắng, thất vọng và buồn bã thường là những giai đoạn đầu tiên của bệnh ung thư. 500 bệnh nhân ung thư được các chuyên gia Mỹ khảo sát, đều có một lịch sử rõ ràng về chấn thương thần kinh.

Nếu bạn ăn trong một môi trường khó chịu, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của lá lách và dạ dày, làm cho lá lách và dạ dày bị giảm sút, và gan sẽ không thoải mái. Người hiện đại có thể ăn trong khi làm việc, cầm một hộp cơm trong tay và tay kia cầm điện thoại, vậy làm sao họ có thể khỏe mạnh?

8. Chỉ thích ăn thịt, không ăn trái cây và rau quả

Chế độ ăn uống cân bằng, rau và hoa quả là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy nếu bạn chỉ yêu thịt và không thích rau quả, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

Các loại rau củ quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, rất giàu chất xơ và vitamin có lợi. Nếu ăn những thực phẩm này sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp loại bỏ nhanh những độc tố ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Nếu không ăn rau củ quả tươi, cơ thể sẽ bị thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Rau và hoa quả là nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ tốt nhất và từ lâu đã được coi là có tác dụng chống ung thư tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà rốt, cà chua, hành tây, tỏi, củ cải và quả cam có tác dụng chống ung thư mạnh, đặc biệt là đối với các khối u trong khoang miệng, thực quản, dạ dày, đại tràng và phổi. Do đó, mọi người nên chú ý nhiều hơn đến rau và hoa quả.

Tác giả:

Tin nên đọc