Vào những ngày thời tiết nóng bức của mùa hè, tình trạng nóng trong người thường dẫn đến nhiệt miệng. Bệnh nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông, phát triển ở các mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu, gây khó khăn cho việc ăn uống. Nếu không may gặp phải trường hợp này, thì hãy thử ngay với những cách chữa bệnh nhiệt miệng tại nhà dưới đây nhé!
1. Súc miệng với nước muối
Với đặc tính chống vi khuẩn của mình, nước muối có thể giúp bạn trong việc làm giảm tình trạng chữa lở miệng rất tốt. Cách thực hiện cũng rất dễ dàng, bạn hãy trộn khoảng 1 thìa cà phê muối vào một ly nước ấm, ngậm và súc miệng trong vòng một phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Mỗi ngày thực hiện 2 lần như thế để có thể thấy hiệu quả tốt nhất nhé!
2. Cách chữa nhiệt miệng bằng bã chè khô
Trong chè khô có chất tanin giúp chữa lở miệng hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bị loét miệng, hãy dùng túi lọc chè đã ngâm và lấy bã đắp trực tiếp lên trên vết loét. Điều này sẽ làm giảm đau, sưng và viêm hiệu quả.
3. Súc miệng bằng giấm táo
Trong giấm táo chứa axit axetic có tác dụng diệt khuẩn và gia tăng những lợi khuẩn, đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện tình trạng bị nhiệt miệng. Bạn hãy hòa giấm táo và nước ấm với tỷ lệ bằng nhau, súc miệng ngày 1-2 lần, vết lở miệng sẽ nhanh chóng biến mất.
4. Sử dụng dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa axit lauric có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy, giảm khó chịu do viêm loét miệng gây ra. Súc miệng với dầu dừa 2-3 lần mỗi ngày hoặc có thể thoa dầu dừa lên vùng bị đau để đẩy nhanh quá trình hồi phục hơn.
5. Sử dụng bột nghệ và mật ong
Để có thể giảm tình trạng nhiệt miệng, bạn hãy dùng hỗn hợp mật ong với nghệ rồi thoa lên vết loét trong miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn tốt, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết lở miệng nhanh lành, không để lại sẹo, kích thích mô phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng mật ong nguyên chất để bôi lên những vết lở loét ở miệng và ngậm trong vài giờ rồi súc miệng.
6. Chữa nhiệt miệng bằng cách ngậm nước súc miệng chuyên dụng
Ngậm 10ml nước súc miệng Valentine khoảng từ 2 – 5 phút. Sau khi ngậm xong thì không cần súc miệng lại bằng những dung dịch khác. Hương thơm tươi mát, trị nhiệt hiệu quả sau vài lần dùng.
7. Ăn sữa chua
Những nghiên cứu cho thấy sữa chua có giúp lợi khuẩn do có sự hiện diện của những lợi khuẩn như Lactobacillus. Lở miệng có thể do vi khuẩn HP và bệnh viêm ruột gây nên. Nếu có thể chống lại vi khuẩn này, cơn đau do vết lở sẽ biến mất. Do đó, sữa chua thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn HP này. Nên ăn sữa chua sau bữa ăn mỗi ngày. Nó không những giúp chữa viêm loét miệng mà còn rất tốt cho dạ dày.
8. Uống trà giải nhiệt
Trà giải nhiệt được chiết xuất từ những loại thảo mộc thanh nhiệt, có tác dụng giảm những triệu chứng nhiệt như nóng trong người, đau họng, lở loét miệng, khan tiếng và thậm chí là có thể trị mụn.Ngoài ra, loại trà này còn bổ sung thêm vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn hãy pha 1 gói trà giải nhiệt cùng với 150ml nước, khuấy đều và uống 1 gói mỗi ngày. Tình trạng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được cải thiện sau khi uống.
9. Cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda
Một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và an toàn là súc miệng bằng baking soda. Đây là một loại muối nở có tác dụng cân bằng độ pH ở trong khoang miệng, giúp giảm viêm để vết loét miệng nhanh chóng lành lại. Cách pha nước súc miệng bằng baking soda cũng rất đơn giản, bạn hãy hòa tan 5gram baking soda cùng 230ml. Sau đó, súc miệng bằng dung dịch trên trong tầm 15 – 30 giây rồi nhổ đi. Thực hiện súc miệng khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi hết nhiệt miệng.
Tác giả: Minh Hằng
-
5 loại rau giải độc gan đang vào mùa, ăn nhiều mát ruột đỡ nhiệt miệng lại khỏi táo bón
-
5 mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả chỉ sau hai ngày mà không cần dùng đến thuốc
-
Bị nhiệt miệng đừng nghĩ do 'nóng trong', có thể do 6 bệnh nguy hiểm: BS nói chớ chủ quan
-
Gợi ý những loại hoa quả mùa hè vừa giảm cân vừa giúp bạn có được làn da đẹp
-
5 loại rau giải độc gan đang đúng mùa, ăn nhiều mát ruột, đỡ nhiệt miệng lại hết táo bón