Dưới đây là một số những dấu hiệu bất thường của cơ thể cảnh báo bệnh tật:
Dấu hiệu 1: Vết loét xuất hiện trên miệng và lưỡi
Những lý do phổ biến nhất cho sự xuất hiện của vết loét chính là hút thuốc, dị ứng, vô tình cắn vào lưỡi hoặc bị viêm. Nhưng nếu chúng ta không phải trường hợp nào kể trên mà vẫn xuất hiện vết loét này thì có thể đã bị thiếu vitamin-B12, sắt hoặc folate.
Việc thiếu hụt không gây ra hậu quả một sớm một chiều mà âm thầm khiến sức khoẻ xấu đi. Một số dấu hiệu cảnh báo khác có thể là mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim không đều và yếu cơ. Mọi người sẽ phải thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các chất cần thiết còn thiếu nha.
Dấu hiệu 2: Da xung quanh vùng mũi, má và trán có màu đỏ
Tình trạng ửng đỏ da thường gặp ở những người trên 30 tuổi và có làn da trắng. Dấu hiệu phổ biến nhất là mặt đỏ bừng, mẩn đỏ dai dẳng, nổi da gà và nổi rõ các mạch máu. Các dấu hiệu khác ít phổ biến hơn bao gồm: Kích ứng mắt, sưng tấy. Cách để điều trị bệnh này là: Dùng thuốc bôi và thuốc uống mà bác sĩ sẽ kê đơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng laser nữa nha mọi người.
Dấu hiệu 3: Sưng húp hoặc sưng tấy ở vị trí mắt
Ngoài trừ trường hợp chúng ta bị nhiễm trùng hoặc bị dị ứng ra. Nếu chúng ta sưng mắt thì nguyên nhân phổ biến nhất là do tiêu thụ quá nhiều muối. Điều này dẫn đến việc lượng nước bị giữ lại trong cơ thể và khuôn mặt của chúng ta sưng nhiều hơn, bao gồm cả vùng da dưới mắt. Lúc này mọi người sẽ cần phải cắt giảm lượng muối tiêu thụ và có thể tăng lượng kali.
Một số nguyên nhân khác có thể là do bệnh tắc ống dẫn nước mắt, hút thuốc và ngủ không đủ giấc. Nói chung chúng ta cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân xuất hiện triệu chứng để điều trị được hiệu quả.
Theo đó thì chườm mắt bằng khăn lạnh, túi trà và mát-xa mặt là một số cách đơn giản nhất. Nếu vết sưng kéo dài mọi người cần đến gặp bác sĩ ngay.
Dấu hiệu 4: Rụng tóc
Chúng ta có thể rụng trung bình khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Vậy bạn rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Nếu bạn phát hiện thấy tóc rụng gom thành những búi lớn khi tắm gội hoặc thức dậy thì đây có thể là dấu hiệu thiếu sắt.
Tình trạng thiếu sắt có thể khiến bạn bị rụng tóc nhiều cũng chính là dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng thiếu sắt, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như:
Dấu hiệu 5: Trên cổ xuất hiện những vết nhăn sâu
Phụ nữ sau mãn kinh sản xuất ít estrogen hơn nhu cầu của cơ thể để duy trì độ bền bỉ dẻo dai của xương. Lúc này những nếp nhăn sâu ở cổ là một dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy xương đang trở nên giòn hơn hoặc loãng xương. Mọi người cần bổ sung canxi và vitamin D.
Ngoài ra những nếp nhăn này cũng có thể tiết lộ về tình hình tuyến giáp, lúc này chúng ta nên kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.
Nếu tình trạng tiếp tục trở nên tồi tệ hơn và không được điều trị, nếp nhắn này có thể bắt đầu xuất hiện ở các vùng khác.
Mọi người nên thường xuyên quan sát dấu hiệu bất thường ở cổ hoặc bàn tay để phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Dấu hiệu 6: Móng tay, da tay bong tróc, xuất hiện đốm trắng trên móng tay
Lý do phổ biến nhất là do thiếu sắt và mất nước. Nếu thiếu sắt không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Lý do khác khiến móng tay bong tróc có thể là do tuyến giáp kém hoạt động, bệnh phổi hoặc thậm chí là bệnh thận. Cách tốt nhất để điều trị tại nhà là: Thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất sắt và giữ ẩm cho móng tay.
Nếu chúng ta thấy những đốm trắng trên móng tay của mình, có 4 lý do có thể xảy ra: dị ứng, nhiễm nấm, chấn thương hoặc thiếu khoáng chất. Kẽm và canxi là những chất thiếu hụt và bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra.
Dấu hiệu 7: Gót chân nứt nẻ
Nứt gót chân có thể do da khổ, thời tiết lạnh hoặc do đứng nhiều giờ mỗi ngày. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng như: Bệnh chàm, suy giáp và tiểu đường.
Mọi người có thể trà sạch gót chân sau đó bôi kem dưỡng, nhưng nếu tình trạng gót chân không tốt lên thì mọi người nên tới khám bác sĩ để được kê đơn.
Dấu hiệu 8: Lợi chảy máu hoặc vết thương lâu lành
Nếu lợi của bạn thường xuyên bị chảy máu và một số vết thương trên da lâu lành, bạn có thể bị thiếu vitamin C. Tình trạng này không phổ biến, song một số trường hợp có nguy cơ cao hơn như phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi và người hay hút thuốc.
Dấu hiệu 9: Xuất hiện nhiều nốt ruồi mới
Hầu hết sự xuất hiện của nốt ruồi thường không phải là vấn đề quá lo ngại. Nhưng để cho an toàn, mọi người nên đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra một cách kỹ càng. Chúng có thể gây ra bởi ung thư da, trong một số trường hợp cũng là dấu hiệu của các bệnh nội tại hoặc di truyền.
Những thông tin trên mình tham khảo được trên báo thấy hay nên chia sẻ để mọi cùng biết để phòng ngừa bệnh tật. Mỗi ngày mọi người nên bỏ ra 1 chút thời gian để quan sát cơ thể xem có thay đổi gì bất thường hay không. Điều này chẳng mất quá nhiều thời gian lại vô cùng có ích trong việc phát hiện sớm bệnh tật.
Dấu hiệu 10: Vết bầm tím trên da
Bạn có thể bị thiếu vitamin C nếu các vết bầm tím xuất hiện nhiều trên da. Cơ thể chúng ta rất giàu collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng giúp gắn kết các mô, cơ quan trong đó có các tế bào da. Vitamin C là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành của các sợi collagen.