Bị nhiệt miệng đừng nghĩ do 'nóng trong', có thể do 6 bệnh nguy hiểm: BS nói chớ chủ quan

( PHUNUTODAY ) - Nhiệt miệng khiến bạn lo lắng không biết mình mắc phải căn bệnh gì? Tuy nhiên nhiệt miệng thường xuyên tái đi tái lại có thể là do nhiều nguyên nhân.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở vùng niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu thường có màu trắng, sau đó chuyển dần sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét này thường sưng đỏ.

Các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ (khoảng dưới 1mm) và gây đau, khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện một cách thoải mái.

Nhiệt miệng thường có hai loại:

– Vết loét đơn giản: Chúng có thể xuất hiện từ 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần. Bất kỳ ai cũng có thể bị loét miệng nhưng tình trạng này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20.

– Các vết loét phức tạp: Thường ít gặp hơn và xảy ra phổ biến ở những người trước đây đã từng mắc phải các vết loét nặng và phức tạp.

hay-bi-nhiet-mieng-canh-bao-nguy-co-mac-benh-gi-1

Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

- Va chạm cơ học gây tổn thương niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thương do va chạm. Tổn thương có thể là nguyên nhân kích hoạt nốt nhiệt miệng xuất hiện sau một hoặc vài ngày. Bạn có thể bị tổn thương trong miệng vì:

Bàn chải đánh răng quá cứng hoặc thiết kế không phù hợp hoặc bạn bị trượt tay khi đánh răng khiến bàn chải va chạm mạnh với nướu, mặt trong của má

Dụng cụ phục hình răng (răng giả, mắc cài niềng răng…) có góc cạnh cứng, sắc

Răng bị mẻ, răng mọc lệch hoặc mẩu răng vỡ còn sót lại

Vô tình cắn phải lưỡi hoặc mặt trong của má

Ăn thức ăn cứng, khô xơ…

- Nhiệt miệng do kích ứng với hóa chất

Việc sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa sodium lauryl sulfate có thể kích ứng nướu và niêm mạc gây nhiệt miệng.

- Nhạy cảm với một số loại thức ăn

Bạn có thể bị nhiệt miệng nếu ăn nhiều các loại trái cây giàu axit như dứa, cam, quýt, bưởi, dâu tây… các món ăn cay và mặn, khoai tây chiên, các loại hạt. Một số người cũng bị nhiệt miệng do nhạy cảm với socola, cà phê, trứng, phô mai…

- Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Thiếu hụt chất dinh dưỡng có phải là nguyên nhân?

Hay bị nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của chế độ dinh dưỡng không cân đối, bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin B9 (acid folic), vitamin B12, kẽm và sắt.

- Nhiệt miệng do thay đổi hormone ở nữ giới

Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Bạn không cần quá lo lắng nếu nhiệt miệng xuất hiện hằng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên do là bởi đây là hệ quả của sự tăng giảm các hormone estrogen và progesterone trong cơ thể.

- Căng thẳng tâm lý

Hay bị nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của việc thường xuyên bị stress. Stress làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng tiết cortisol và là nguyên nhân tạo nên các vết loét trong miệng, tăng nguy cơ bội nhiễm nếu dinh dưỡng thiếu cân bằng cùng thời điểm đó. Bạn sẽ càng dễ bị nhiệt miệng hơn nếu trải qua căng thẳng và mệt mỏi cùng lúc.

- Nhiệt miệng do thuốc điều trị

Bạn có thể bị nhiệt miệng khi sử dụng dài ngày các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (ibuprofen, aspirin…), thuốc chẹn beta, penicillamine, sulfonamide và phenytoin, cũng như một số thuốc điều trị ung thư.

- Bạn nên chú ý nếu nhiệt miệng tái đi tái lại liên tục hoặc thường xuyên bởi hay bị nhiệt miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Những bệnh thường kèm theo triệu chứng nhiệt miệng gồm có:

Trào ngược dạ dày thực quản: Axit trào ngược thường xuyên gây loét niêm mạc khu vực họng

Bệnh Celiac: Rối loạn tiêu hóa do không dung nạp gluten (một loại protein ngũ cốc)

Các bệnh viêm đường ruột: Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…

Bệnh Behcet: Rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, kể cả miệng

Hệ thống miễn dịch gặp lỗi (bệnh tự miễn): Tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì mầm bệnh (virus và vi khuẩn)

Helicobacter pylori: Loại vi khuẩn chính gây viêm loét dạ dày.

Cách giúp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, biện pháp hữu hiệu nhất là chúng ta cần hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó có thể kể đến một số biện pháp sau:

– Nghỉ ngơi đầy đủ: duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp và tránh làm việc quá sức

– Tập thể dục thể thao đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch

– Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong một số thực phẩm như dầu oliu, dầu cá…

– Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, thiền hoặc hít thở sâu. Điều này cũng góp phần giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh khác bên cạnh bệnh nhiệt miệng.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link