9 loại rau củ là 'khắc tinh' của tế bào K, vừa rẻ vừa dễ mua

( PHUNUTODAY ) - Các loại thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K.

Măng tây

Măng tây có hàm lượng kẽm rất cao, có tác dụng ngăn chặn các tế bào K phân chia, phát triển đồng thời ức chế hoạt động của các chất gây K.

Ngoài ra, măng tây còn chứa một lượng lớn vitamin, giúp cải thiện khả năng miễn dịch.

Cần tây

Cần tây là thực phẩm giàu chất xơ. Khi được tiêu hóa trong ruột, nó sẽ tạo ra lignin, một chất có tác dụng chống oxy hóa. Lignin ở nồng độ cao có thể ức chế các chất gây K do vi khuẩn đường ruột tiết ra và ngăn ngừa K ruột kết.

Ngoài ra, cần tây còn chứa hợp chất hữu cơ polyacetylene có tính chất kháng viêm, ức chế viêm cấp tính trong các bệnh về xương như viêm xương khớp, gút, viêm khớp dạng thấp...

Cần tây còn là thực phẩm có tác dụng điều hòa huyết áp, hỗ trợ giảm cân.

Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nó giàu vitamin C, E, B9, K, carotenoid và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Rau họ cải được cho là có khả năng chống lại K tuyến tiền liệt và đại tràng.

Theo các chuyên gia, rau họ cải chứa sulforaphane có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào K.

Cà rốt

Cà rốt là loại rau củ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều chất thiết yếu như vitamin A, K, chất chống oxy hóa. Lượng beta-carotene dồi dào trong cà rốt có lợi cho việc hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào K.

Cà rốt nấu chín có khả năng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa hơn so với cà rốt sống. Bạn có thể để nguyên củ rồi đem hấp hoặc luộc để giữa tối đa các dưỡng chất bên trong cà rốt.

Cà chua

Cà chua chứa lycopene có tác dụng chống lại các tế bào K tuyến tiền liệt, tuyến tụy, miệng, cổ và phổi. Lycopene có khả năng ngăn chặn tổn thương tế bào có thể dẫn đến các khối u và hạn chế sự tăng trưởng, di căn của các khối u.

Kết hợp cà chua với bông cải xanh giúp tăng cường đặc tính chống ung thư của cả hai loại thực phẩm. Ngoài ra, thêm một chút dầu olive trong quá trình chế biến sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ lycopene. Ngoài ra, cà chua còn được chứng minh là có tác dụng chống trầm cảm và tăng khả năng miễn dịch.

Cà tím

Cà tím chứa nhiều vitamin, trong đó có vitamin P có tác dụng làm mềm mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não. Ngoài ra, cà tím cũng chứa nhiều solanin có tác dụng ức chế sự tăng sinh của các khối u ở hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào K ở thực quản và dạ dày.

Khoai lang tím

Khoai lang tím chứa các chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanin và vitamin C. Chúng có tác dụng bảo vệ tế bảo khỏi các phân tử có hại liên quan đến các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu dường rối loạn thần kinh, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K.

Rau khoai lang

Rau khoai lang có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào K. Rau khoai lang nấu chín có tác dụng ức chế tế bào K tốt hơn hơn và hầu như không gây ra tác dụng phụ.

Tỏi

Tỏi có mùi hăng nồng nhưng lại rất tốt cho sức khỏe. Các hợp chất lưu huynh gây ra mùi của tỏi có thể ngăn chặn các chất gây K hình thành trong cơ thể, giúp tăng cường tốc độ sửa chữa DNA và tiêu diệt tế bào K. Ngoài ra, tỏi có khả năng chống lại các vi khuẩn, bao gồm cả Helicobacter pylori (HP), làm giảm nguy cơ mắc K ruột kết, thực quản, tuyến tụy, tuyến vú.

Tác giả: Thanh Huyền