Chị H.A (Hà Nội) chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của lối sống tiết kiệm trong mùa dịch: “Dịch bệnh đã khiến tôi và rất nhiều người giảm thu nhập, thậm chí thất nghiệp, giờ mới thấy bài học tiết kiệm thật sự đáng giá. Trong khi những bạn thường làm tới đâu tiêu tới đó, hoang mang vì thói quen tiêu dùng thoải mái dẫn đến bội chi so với thu nhập hiện tại. Tôi vẫn bình tâm vì biết cách chi tiêu đúng mức và tiết kiệm cho cả gia đình".
Dưới đây là 9 quy tắc tiết kiệm tiền mùa dịch:
Không nên “coi thường” tiền lẻ
Phần lớn mọi người có xu hướng chỉ muốn cất giữ những đồng tiền có mệnh giá lớn, coi thường tiền lẻ, có thể vứt lung tung. Tuy nhiên, bạn hãy giữ lại những đồng tiền lẻ này trong vòng một tháng để xem kết quả nhé. Mặc dù chúng có giá trị nhỏ nhưng khi góp nhặt được nhiều thì con số bạn có được sẽ không hề ít đâu.
Tuyệt đối không tiêu quá dự toán
Dù quảng cáo hay ho tới cỡ nào, dù khuyến mãi nghe hấp dẫn đến ra sao, chỉ cần giá cả mua sắm cao hơn dự toán của bạn, hãy kiên quyết nói 2 chữ: Không mua.
Nên nhớ rằng nếu bạn tiêu quá dự toán, hệ lụy sẽ kéo sang tất cả các khoản còn lại. Món đồ bạn mua vẫn chỉ là một gạch đầu dòng trong khi bạn còn vô số gạch đầu dòng khác cần chi trả.
Hãy "quên" thẻ tín dụng đi
Đôi khi bạn không thể vượt qua sự cám dỗ của đồ giảm giá mà tiền mặt trong ví của bạn không đủ để mua ngay lúc ấy nên bạn lại lấy thẻ tín dụng ra quẹt. Vì thế hãy cất thẻ tín dụng đi và đừng để thẻ trong ví.
Huỷ các gói dịch vụ không cần thiết
Một cách dễ dàng để tiết kiệm tiền là huỷ các dịch vụ hàng tháng mà bạn đang sử dụng như dịch vụ video trực tuyến hay dung lượng iCloud. Ví dụ, nếu bạn đang trả phí cho 3 nền tảng phát video khác nhau, hãy chỉ giữ lại 1 dịch vụ mà bạn dùng nhiều nhất.
Muốn tiết kiệm tiền, tiết kiệm càng sớm càng tốt
Lúc bạn kiếm được 1 triệu không đủ dùng thì kiếm thêm 2 triệu vẫn sẽ không đủ dùng. Vậy nên thay vì đợi đến lúc kiếm được nhiều tiền mới tiết kiệm chi bằng tiết kiệm ngay từ bây giờ. Chỉ cần trích một phần nhỏ trong thu nhập của bạn sao cho thích hợp với số bạn kiếm được để sang một bên, sau đó tăng dần mục tiêu.
Cố gắng đừng vay mượn
Bạn là khách hàng, là người được lợi nhất qua những chính sách vay trả lãi 0 đồng, vay thấu chi, vay tín chấp... Thế nhưng, khi tính kĩ ra, tiền lãi bạn phải trả cho một khoản tiền bất kì đều là con số khá lớn.
Có thể không tiêu thì đừng tiêu
Trước khi quyết định tiêu tiền, dù là khoản nhỏ, bạn hãy thử nhân nó với 365 ngày, từ món chi tiêu nhỏ cũng sẽ thành khoản cực lớn.
Với thu nhập của nhiều người trẻ hiện tại, bỏ ra 50.000-60.000 đồng uống một cốc cafe, một ly trà sữa là chuyện cực nhỏ bé. Thế nhưng khi bạn là người có quan điểm rõ ràng về tiền bạc, thái độ của bạn sẽ thay đổi, bạn sẽ thấy rất tiếc số tiền mình đã bỏ ra.
Đơn cử như việc uống cafe, một năm nếu tính tổng cộng, bạn đã tiêu phí gần 30 triệu đồng. Nếu như vậy thà rằng bạn mua một cái máy pha cafe, vừa rẻ lại vừa tiện lợi.
Giảm bớt thú vui, giải trí
Dù sách có chán, dù khóa học có dở, chỉ cần bạn đọc, bạn học được một lời khuyên hay, một câu nói mang tính định hướng, vậy cũng đủ rồi. Mặt khác, việc học tập hay đọc sách dù thế nào cũng sẽ tốt hơn việc ăn uống, đàn đúm thả cửa.
Đừng tiêu tiền chỉ để cho vui, hãy tiết kiệm tiền để có được cảm giác đó
Nhìn số dư trong tài khoản càng lúc càng giảm và nhìn số dư càng lúc càng tăng, bạn thấy lúc nào vui hơn? Câu trả lời của bạn sẽ chính là lý do khiến bạn kiên trì tiết kiệm tiền đấy.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Quy tắc '6 lọ tài chính', cách chia tiền thành các khoản giúp quản lý thu chi, tháng nào cũng có tiền tiết kiệm
-
8 thứ tuyệt đối không để trong cốp xe máy, xe hơi ngày nắng nóng vì cực kỳ nguy hiểm
-
Đi đổ xăng đừng hô 'đầy bình', có 4 cách đổ xăng thông minh tiết kiệm hơn nhiều
-
Không cần đụng hóa chất, chỉ cần 2 nguyên liệu sẵn trong bếp này bạn đã có thể thông sạch các loại đường ống
-
Mua nhà cũ đang là xu thế, nhưng đừng tham rẻ mà vớ phải 3 kiểu nhà “tán lộc”, càng ở càng ân hận