Ai viêm đau dạ dày và bị HP, cứ mua ngay loại rau củ này về ăn hàng ngày: Lợi ích bất ngờ

( PHUNUTODAY ) - Những rau củ dưới đây giúp giảm tình trạng viêm loét ở dạ dày, ai bị viêm đau nên ăn mỗi ngày.

Nguyên nhân bị bệnh đau dạ dày

Có thể nói bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh mà rất nhiều người Việt mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh dạ dày là do:

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người mắc bệnh loét dạ dày này là do sự ảnh hưởng của các vi khuẩn HP.

Trong những người mắc bệnh do vi khuẩn HP thì có 25% số người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày cho đến khi con người bắt đầu những thói quen xấu như là hút thuốc lá, uống rượu bia,... tạo ra môi trường sinh trưởng tốt cho loại vi khuẩn HP sinh trưởng.

Lạm dụng thuốc Tây quá đà: Kháng sinh liều cao sẽ có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Khi sử dụng thuốc giảm đau cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.

Stress: Khi chúng ta thường xuyên bị tình trạng căng thẳng kéo dài thì đồng nghĩa sẽ làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, đồng thời kích thích tăng tiết acid dịch vị, gây mất cân bằng độ PH và sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày.

Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích góp phần hủy hoại dạ dày: Nicotine trong khói thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Còn nồng độ cồn trong bia rượu cao cũng góp phần phá hủy đi lớp niêm mạc dạ dày, và làm giảm chức năng hấp thu của các chất, đồng thời bào mòn dạ dày,...

Thói quen xấu trong sinh hoạt: Khi ăn quá no hoặc quá đói, khi vừa ăn vừa đọc sách hoặc là xem tivi, hay là ăn quá khuya, và sử dụng thực phẩm bẩn,... cũng sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá mức, điều này dẫn đến tình trạng loét dạ dày.

Những loại rau củ người bị đau dạ dày nên ăn

Rau bắp cải

Là loại rau chứa nhiều vitamin, cụ thể là 2 loại vitamin U và vitamin K (72%) có chức năng chữa lành, làm lành vết thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit dịch vị tăng cao.

Ngoài ra, bắp cải còn có chứa lượng chất xơ tốt giúp thúc đẩy lợi khuẩn bifidobacteria, lactobacilli, dễ dàng cho quá trình tiêu hóa, tránh táo bón.

Vitamin U trong bắp cải có thể biến mất khi rau được nấu chín quá ở nhiệt độ cao, vì vậy nên sử dụng bắp cải để làm nước ép, salad bắp cải…

Rau cải bẹ xanh

Chứa lượng vitamin K lớn cũng có tác dụng làm dịu, làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày. Đồng thời lượng vitamin C dồi dào trong cải bẹ xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, hạn chế tiết dịch vị ở người viêm loét dạ dày.

Rau chân vịt

Là loại rau chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như vitamin A, D, E, K, axit béo thực vật omega 3 dồi dào. Bên cạnh đó đã có nghiên cứu xác minh trong loại rau này chứa hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau có khả năng chống viêm và chống ung thư, do đó chúng sẽ giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét hiệu quả.

Rau chân vịt có giá trị dinh dưỡng cao khi tươi, đông lạnh, hấp, đun sôi nhanh chóng.

Súp lơ xanh

Đây là loại rau có chứa nhiều dưỡng chất như protein, gluxit, vitamin… với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, sulforaphane trong súp lơ xanh có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Rau mồng tơi

Có đặc tính mát, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, giúp ngăn ngừa táo bón. Trong rau mồng tơi có lượng chất nhầy rất tốt cho lớp niêm mạc dạ dày, chống viêm.

Rau thì là

Thì là có chứa polyacetylenes tối ưu hiệu quả trong việc chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, người mắc viêm loét dạ dày ăn rau này trong thực đơn ăn uống của mình sẽ rất có lợi.

Củ cà rốt

Với hàm lượng chất chống oxy hóa, beta carotene, các vitamin K, A, C và khoáng chất dồi dào, cà rốt được xem là một trong những thực phẩm tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa.

Loại củ này chứa luteolin, chất phytochemical flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư, do dó làm giảm tình trạng viêm loét ở dạ dày.

Củ khoai lang

Trong khoai lang có chứa lượng beta carotene cao, đây là một nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời cho cơ thể bởi beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển thành vitamin A sau khi chúng ta ăn. Vitamin A giúp cơ thể có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau và tăng khả năng chống nhiễm trùng và lây lan rộng của các vết viêm loét.

Ngoài ra, khoai lang còn có nồng độ chlorine cao, làm giảm phản ứng viêm của cơ thể nên dẫn đến tình trạng viêm ít hơn, cụ thể là giảm tình trạng viêm dạ dày.

Khoai lang giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày đồng thời làm giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng đau rát vùng thượng vị, buồn nôn…

Bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Không sử dụng các loại nước uống có gas hay là cà phê, không uống sữa trong thời gian điều trị thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc.

Không nên ăn các loại gia vị cay nóng.

Không nên uống bia rượu, hay là hút thuốc lá.

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày: Chúng ta không nên ăn quá no, hoặc cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Bởi vì khi ăn quá no sẽ làm cho dạ dày phồng căng, và sinh ra nhiều loại axit có hại, dễ gây đau.Không sử dụng thức ăn có tính axit.

Các loại trái cây có vị chua (ví dụ như: Cam, bưởi, chanh, me,...), hay cà muối, giấm, mẻ hoặc một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi,... Ngoài ra, chúng ta cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát nhiều như: Các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo,...), hay là thịt nhiều gân sụn,... Chưa kể những thức ăn kể trên phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.

Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,...

Sản phẩm từ sữa

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi được biết rằng, có ít nhất 65% số lượng dân số không dung nạp được lactose. Có nghĩa là những người đó giảm khả năng tiêu hóa lactose (là một loại đường có trong sữa). Và nếu như bạn thuộc tạng người không thể dung nạp đường lactose thì các sản phẩm từ sữa có thể sẽ là tác nhân gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa. Các triệu chứng sẽ kèm theo bao gồm các loại đầy hơi, khó tiêu, hay là đau bụng và tiêu chảy. Do đó, mỗi khi uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa mà bạn có các triệu chứng khác thì hãy nhớ nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi bạn đói thì lại càng không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa, bởi nó sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Thịt đỏ

Khi ăn thịt đỏ vào trong cơ thể sẽ làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa, bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao. Vì vậy, khi chúng ta muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể chúng ta sẽ phải tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit nói trên đương nhiên sẽ là không tốt đối với những người đang có bệnh dạ dày.

Thực phẩm cay

Các loại gia vị cay sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày và sẽ làm cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn nữa, các loại thực phẩm cay sẽ còn gây ra kích ứng dạ dày, làm các vết viêm đang tồn tại trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra các vết loét. Do đó, nếu dạ dày đã yếu sẵn thì nên tránh ăn các loại thức ăn quá cay để có thể bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.

Mong những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người biết thêm được đau dạ dày không nên ăn gì để có được sức khỏe tốt.

Tác giả: Vũ Ngọc