Lúc đói được thưởng thức vài miếng mít là điều rất tuyệt nhưng thực tế ăn mít khi đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu.
Tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1, 2 tiếng để đảm bảo cho sức khỏe. Và lưu ý không nên ăn mít vào buổi tối, nhất là hạt mít.
Mít dù ngon tới mấy cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa do mít có chứa hàm lượng chất xơ cao. Chỉ nên ăn mít với lượng vừa phải, đặc biệt những người mắc các bệnh mãn tính, tối đa nên ăn 3-4 múi mít/ngày.
Nếu bạn đang có dự định sinh em bé cũng nên hạn chế ăn mít bởi nó có thể gây ức chế ham muốn tình dục, giảm cảm giác kích thích và sức lực ở nam giới.
Mít có hàm lượng đường cao không tốt cho gan và dễ gây nóng trong người. Những người bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn những loại quả chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
Ăn mít thế nào cho đúng?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay, dù mít có nhiều đường nhưng cũng có rất nhiều lợi ích sức khỏe nên không nên loại bỏ chúng hoàn toàn. Điều quan trọng là cần ăn mít đúng cách. Trong đó, nguyên tắc hàng đầu của việc ăn mít là không ăn nhiều mít cùng lúc.
Mỗi lần ăn mít, bạn chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi. Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.
Ăn mít vào đúng thời điểm
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận định chỉ nên ăn mít sau 1-2 giờ sau khi ăn bữa chính. Không được ăn khi bụng đói bởi ăn mít lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu.
Bạn cũng không nên ăn vào chiều tối và tối bởi mít có hàm lượng chất xơ cao, ăn vào thời điểm này sẽ khó tiêu, gây cảm giác ấm ách, khó chịu vào ban đêm.
Tác giả: