Trước khi bắt tay chăn nuôi loài chim "quý tộc" này anh Trần Văn Toản ở quận Bình Thủy, Tp.Cần Thơ đã từng phát triển mô hình nuôi gà đông tảo khá thành công. Mặc dù có lợi nhuận sau đó thấy thị trường tiêu thụ của con gà đông tảo không ổn định và khó phát triển nên anh đã quyết định tìm con vật nuôi mới hiệu quả hơn và lợi nhuận cao.
Cũng nhờ chăm chỉ miệt mài tìm hiểu, anh Toản nhận thấy nuôi chim công giúp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên đã quyết định mua con giống về nuôi thử và đã gặt hái được thành công đến ngày hôm nay.
Chim công là một loài chim cảnh thu hút sự chú ý của nhiều ngườ. Chim công có màu sắc lông đẹp sặc sỡ, có điệu múa hay được nhiều người coi là con vật may mắn, do vậy nhiều người thích mua chim công về nuôi làm cảnh trong nhà.
Sau nhiều năm nuôi chim công, anh Toản đã có thu nhập ấn tượng. Loài chim này tùy theo độ tuổi và màu sắc mà có giá bán đắt đỏ, từ vài triệu đồng cho đến gần 100 triệu đồng/cặp.
Anh Toản chia sẻ với báo Nông Nghiệp, nuôi chim công khá đơn giản giống như nuôi gà. Do chim công có nguồn gốc hoang dã nên dễ sống và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường nhân tạo.
Nhận thấy nhu cầu nuôi chim cảnh phát triển, anh Trần Văn Toản ở quận Bình Thủy, Tp.Cần Thơ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mở trang trại nuôi chim công quy mô lớn và còn cho sinh sản thành công loại vật nuôi này.
Những năm gần đây nhu cầu mua chim công phục vụ làm chim cảnh lớn và giá bán chim công cũng ở mức khá cao tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo đó, nông dân Trần Văn Toản mạnh dạn đầu tư trang trại nuôi chim công rộng gần 400m2.
Hiện trang trại chim công nhà anh có tổng đàn hơn 100 con, trong đó có 18 con công bố mẹ đang cho sinh sản. Chai sẻ với báo Nông Nghiệp về loài chim này, anh Toản cho hay, gia đình anh chủ yếu nuôi 2 loại công gồm chim công má vàng Việt Nam và chim công Silver có xuất xứ Thái Lan.
Mặc dù giống chim này dễ nuôi và giá bán khá đắt đỏ nhưng ít người biết đến. Thời gian qua, giá chim công con (từ 1,5 tháng tuổi trở lên) được anh Toản bán ra cho thị trường ở mức từ 8 đến 8,5 triệu đồng/cặp đối với công má vàng, còn công Silver có giá từ 17 đến 20 triệu đồng/cặp. Riêng chim công má vàng bố mẹ có giá lên đến 55 tới 60 triệu đồng/cặp và khoảng 75 đến 95 triệu đồng/cặp đối với công Silver.
Với giá bán chim công cao như vậy nên trước khi xuất chuồng lứa chim mới cho khách hàng, anh Toản luôn có đủ các giấy tờ theo quy định của ngành chức năng.
Sau nhiều năm chăm chỉ chăn nuôi, mỗi năm anh Toản xuất bán từ 100 cho tới 150 con chim công các loại, giúp mang về lợi nhuận từ 250 đến 300 triệu đồng.
Nói về cái duyên làm giàu với nghề nuôi chim công, anh Toản cho hay, công việc nuôi chim công bắt đầu từ năm 2015, lúc đầu chỉ nuôi với số lượng nhỏ có vài con. Sau thời gian nuôi, chim công đã đẻ trứng, mỗi con chim công đẻ được số lượng trứng lên đến 10 tới 15 quả với tỉ lệ ấp nở khá cao, do vậy anh đã mua thêm công bố mẹ về để phát triển mô hình bền vững hơn nữa.
Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm đến anh chắc tay trong việc tái đàn và đầu tư mở rộng trang trại. Muốn phát triển bền vững những gì vốn có trang trại, anh Toản để trứng chim công sau khi đẻ được anh đưa vào máy ấp, tỉ lệ nở con đạt lên tới 90%, đàn công từ đó cũng tăng nhanh về số lượng và chỉ trong vài năm nuôi đã có một số lượng lớn công được bán ra thị trường.
Thực tế nuôi chim công ít tốn công chăm sóc, lại cho ăn uống rất dễ, ít dịch bệnh. Chim công là loài ăn tạp nên chủ yếu thức ăn là rau xanh, sâu, lúa, bắp, thức ăn… Có thể cho chim công ăn tự do trong chuồng, chim công lại ăn rất ít, lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Nhờ những nỗ lực làm giàu tại quê hương, hiện trang trại nuôi công của anh Toản được nhiều người đánh giá là lớn nhất tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, với nhiều con chim công đẹp và có giá trị cao.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Chàng trai trẻ bỏ phố về quê trồng sen, kiếm 15 tỷ đồng/năm
-
Anh nông dân lấy củ từ dưới bùn lên làm trà, bán hơn 400.000 đồng/kg
-
Loại rau dại ăn ngon giống thịt, bán hơn 300.000đ/kg, hiếm có khó tìm
-
Rau dại mọc um tùm trên đất nhiễm mặn hóa 'cây tiền tỷ' ở Nghệ An
-
Chị nông dân nhẹ nhàng kiếm 5 tỷ đồng/năm nhờ nuôi con vật khổng lồ, mắn đẻ