-
Giá trị dinh dưỡng trong dưa muối
Theo một số nghiên cứu về dưa muối, người ta đã chỉ ra rằng, giá trị dinh dưỡng có trong dưa muối là rất thấp. Nó chỉ cung cấp một số ít vitamin với hàm lượng nhỏ, thành phần đường bột, hay chất đạm cũng rất ít.
Trong quá trình lên men thực phẩm, nếu làm không đúng cách sẽ khiến cho các vi khuẩn phát triển nhanh không kịp chua để tạo ra tính axit để ức chế các loại vi khuẩn và ký sinh trùng, điều này sẽ khiến cho có độc tố có trong rau không thể phân hủy hết, sẽ gây hại cho người sử dụng.
Dưa muối có vị mặn và chua, sẽ gây hại rất nhiều cho thận, tinh mạch, có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Món dưa muối mà các mẹ bầu nên tránh nhất chính là món cà muối chua, vì nó có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của cổ tử cung, gây hại cho em bé trong bào thai.
-
Một số chú ý cần biết khi bà bầu ăn dưa muối
Không nên ăn dưa muối đã quá chua và bị hư hỏng. Để tránh tình trạng hư hỏng sau khi muối bạn cần phải rửa sạch các loại rau củ quả mà bạn chuẩ bị muối, cũng như các dụng cụ dùng để muối dưa. Tiếp theo cần chuẩn bị môi trường lên men đủ tốt để cho dưa có thể chín một cách tốt nhất: chú ý cho đủ muối, đường, nước nên đun sôi để nguội ở nhiệt độ 20 – 45 độ C, không nên để nước ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn, vì nếu như vậy, quá trình lên men sẽ yếu, không đủ để ức chế được các loại vi khuẩn có hại. Hãy cố gắng tạo ra môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa để tránh những sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Để đảm bảo được chất lượng của rau dưa cũng như sự sạch sẽ trong quá trình muối, bạn nên mua hoặc trồng rau sạch sau đó tự mình muối. Bởi ở ngoài ngày nay người ta thường hay sử dụng một số chất hóa học kích chua hoặc kiềm chế thối, tạo màu,…. Rất không tốt cho phụ nữ có thai.
Khi ăn dưa bạn có thể ăn sống, hoặc xào, nấu canh dưa với thịt,… tuy nhiên, với các bà bầu không nên ăn quá nhiều và trong thời gian dài.
Tác giả: Đào Nguyệt Minh