Không chỉ chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng, nước ối còn là “tấm lá chắn” an toàn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những lực tác động từ bên ngoài khi mẹ bị trượt chân hay bị ngã nhẹ. Nước ối là môi trường an toàn, ổn định giúp thai nhi phát triển cơ, xương, hoàn thiện dần các bộ phận chức năng trong cơ thể như phổi, hệ tiêu hóa.
Có nhiều nguyên nhân thai nhi có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu có thể gây tình trạng thiếu ối ở 3 tháng giữa thai kỳ. Trong khi đó, thiếu ối ở 3 tháng cuối thai kỳ thường là do mẹ bị suy dinh dưỡng, cơ thể không cung cấp đủ nước ối cho thai nhi.
Vậy khi thiếu ối mẹ có thể bổ sung những loại nước sau đây:
Nước mía
Nước mía được xem như một loại “thần dược” trị ốm nghén cho bà bầu. Ngoài ra, nước mía cũng giúp bà bầu bổ sung nước ối hiệu quả. Nước mía chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác – là những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu nhờ chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa: giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
Tuy nhiên, với nhiều lợi ích, mẹ bầu không nên dùng nước mía để thay nước lọc uống mỗi ngày bởi lượng đường có trong loại thức uống này sẽ khiến mẹ nhanh tăng cân. Do đó, chỉ nên uống một lượng nước mía nhất định. Các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống loại nước này thường xuyên nhé.
Nước dừa
Nước dừa là loại thức uống thiên nhiên sạch, giàu dinh dưỡng và là nguồn bổ sung chất điện giải cho cơ thể mẹ. Trong nước dừa có nhiều clorua, kali, magie, đường, muối, và protein. Vì thế uống nước dừa khi có thai sẽ điều chỉnh huyết áp, đặc biệt là cung cấp chất điện giải cho các mẹ bị tiêu chảy khi mang thai. Bên cạnh đó, khi có thai, các mẹ thường bị táo bón, đầy bụng, ợ hơi… và nước dừa hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này.
Các loại nước ép trái cây
Nếu đã “ngán” nước dừa, nước mía thì mẹ bầu hãy thử đổi khẩu vị với các loại nước ép trái cây như nước cam, ổi, cà chua,…. Trái cây giàu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu và thai nhi nên ngoài tác dụng giải khát, chúng còn giúp làm đẹp da, cung cấp chất xơ và tăng lượng nước ối trong thai kỳ. Khi uống các món nước này, mẹ bầu nên chú ý chọn loại quả tươi và được chế biến hợp vệ sinh.
Cùng với chế độ ăn uống khoa học thì có một vài cách khác cũng giúp cải thiện tình trạng thiếu ối.
Nước đun sôi để nguội
Nếu mẹ bầu không uống nước khoáng thì có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội. Với bản chất “cây nhà lá vườn”, nước đun sôi vừa tốt vừa giúp mẹ bầu tiết kiệm chi phí nữa. Các mẹ bầu bị thiếu ối nên uống nhiều nước nhé. Hàng ngày nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước. Nếu mẹ bầu mới vận động cơ thể hoặc trong những ngày thời tiết nắng nóng thì lượng nước có thể tăng lên.
Vận động nhiều hơn
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên bầu bị thiếu nước ối nên vận động ít nhất 30-45 phút mỗi ngày. Chỉ là những bài tập nhẹ nhàng như đị bộ, yoga cũng sẽ giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong tử cung, nhau thai và đây cũng là cách tăng chỉ số chất lỏng trong bọc ối do thai nhi đi tiểu ra đó.
Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc. Điều này cũng sẽ giúp lượng nước ối của mẹ dần được cải thiện.
Nằm nghiêng sang trái
Tư thế nằm ngủ tốt nhất đối với bà bầu là nghiêng về phía bên trái. Khi nằm ở tư thế này, lưu lượng máu từ cơ thể mẹ sẽ đi qua các mạch máu trong tử cung và đến thai nhi một cách thông suốt hơn. Khi máu được vận chuyển với tốc độ đều đặn thì chỉ số nước ối cũng tăng lên.
Không sử dụng các thực phẩm làm mất nước
Các loại đồ uống lợi tiểu như trà râu ngô, nước rau má, bồ công anh, cà phê, bia... vô tình làm mẹ bị mất nước, dẫn tới nguy cơ thiếu nước ối cao. Ngoài ra, tuyệt đối không được uống rượu bởi loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của bé, làm cơ thể mẹ bầu mất nước và khiến lượng nước ối cũng bị giảm đi.
Thăm khám bác sĩ
Đây là cách hiệu quả nhất giúp mẹ và bé cùng an toàn. Mẹ có thể sử dụng những biện pháp y tế như tiêm nước ối, truyền tĩnh mạch hoặc đặt ống truyền ối… nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
Tác giả: Mai Mai
-
Biệt phủ 4000 m2 gây choáng ngợp một vùng của vị Tổng đốc giàu có nức tiếng ở Lạng Sơn
-
Hai thanh niên lái xe tạt trước đầu ô tô rồi làm hành động này khiến tài xế uất ức, dân tình "cạn lời"
-
Bé trai Thanh Hóa mọc khối u “khổng lồ", sự thật đằng sau do lỗi của mẹ khi mang thai
-
Mùa hè bà bầu cứ uống 5 loại nước này đảm bảo ối được lọc sạch, thai nhi phát triển vù vù
-
Mai Phương Thúy lần đầu thú nhận mất hết tự chủ khi đứng trước Noo Phước Thịnh sau ồn ào tình ái