Chế độ ăn chay hợp lý mang lại một số lợi ích cho cơ thể chẳng hạn như ngăn ngừa bệnh tim mach, giảm nguy cơ béo phì, phòng ngừa táo bón...
Thịt mỡ động vật chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hóa. Trong khi đó, chế độ ăn chay với các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ giúp giảm lượng cholesterol và chất béo bão hóa nạp vao cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy người ăn chay thường có trọng lượng cơ thể vừa phải hơn so với người ăn nhiều thịt cá. Nguyên nhân do thức ăn từ thực vật thường chứa ít chất béo. Năng lượng từ các loại rau củ quả cung cấp chỉ đủ dùng cho cơ thể chứ không dư thừa nhiều để tích trữ dưới dạng chất béo.
Ăn nhiều trái cây, rau củ còn giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, ngăn ngừa táo bón.
Ăn chay tuy mang lại lợi ích cho chức khỏe nhưng không phải ai cũng nên áp dụng chế độ ăn uống này.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ một số đối tượng không nên áp dụng chế độ ăn chay.
Người mắc bệnh tim mạch
Bệnh nhân tim mạch cần giảm tối đa tinh bột chế biến sẵn. Thay vào đó, nhóm đối tượng này nên ăn các loại hạt, ngũ cốc thô như gạo lứt. Tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, bổ sung nhiều cá, rau củ quả và hạn chế mỡ động vật.
Những người bị bệnh tim mạch vành ăn chay sẽ làm giảm điện giải trong máu và tăng nguy cơ ngừng tim.
Người dưới 18 tuổi
Trẻ nhỏ ăn chay quá sớm có thể dẫn đến tình trạng thiếu các hormone tăng trưởng gây ảnh hưởng đến quá trình dậy thì, làm trẻ chậm phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Ngoài ra, đối với thanh thiếu niên dưới 18, cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng trưởng và phát triển chiều cao tối đa. Trong khi đó, chế độ ăn chay có thể dẫn tới thiếu đi một số chất cần thiết làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thể chất, hạn chế phát triển chiều cao.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn chay có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu B12. Đây là loại vitamin chỉ có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra, ăn chay có thể làm thiếu hụt các chất sắt, kẽm, đồng...
Phụ nữ mang thai ăn chay thường xuyên sẽ khó tăng cân, khiến thai nhi bị nhẹ cân, dễ sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
Trường hợp mẹ bị tăng cân quá mức trong thời gian mang thai thì chỉ nên ăn chay bán phần hoặc ăn chay tương đối và cần theo chế độ ăn uống được bác sĩ khuyến cáo.
Người gầy yếu, suy kiệt sức khỏe
Những người gấy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu là đối tượng không nên ăn chay.
Người đang chống chọi với bệnh tật nếu muốn chọn chế độ ăn chay thì phải đảm bảo đây là chế độ ăn chay lành mạnh, đa dạng, cung cấp đầy đủ năng lượng. Người bệnh không có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng sẽ không đủ sức chống chọi với bệnh tật và không đáp ứng được các biện pháp điều trị bệnh, đặc biệt là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
Người bị thiếu máu
Các thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều vi chất dinh dưỡng có lợi cho việc tái tạo máu như sắt, kẽm, vitamin B12... Trong khi đó, thực phẩm có nguồn gốc thực vật lại chứa rất ít những chất này. Do đó, theo đuổi chế độ ăn chay trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt...
Nếu ăn chay quá đơn điệu, chỉ có rau củ luộc cùng với các loại gia vị, cháo, cơm thì sẽ gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
2 khung giờ uống nước đậu đen phát huy tác dụng gấp đôi: Dáng đẹp, da trắng hồng quanh năm
-
8 loại quả đắt nhất thế giới: Có quả giá cao ngất ngưởng bằng mua nửa căn nhà
-
3 kiểu luộc trứng nạp đầy độ tố ăn vào dễ bị ngộ độc: Vừa mất ngon vừa sinh bệnh
-
5 loại nước đừng uống vào buổi tối kẻo mất ngủ, tăng cân vù vù lại lão hóa nhanh
-
Sau tuổi 40, nam giới có 4 bất thường này vào buổi sáng cảnh báo gan mang bệnh