Dù bạn có thuộc nằm lòng tất cả các triệu chứng của bệnh Covid-19. Thì bạn vẫn nên nhớ rằng, căn bệnh này vẫn có thể có rất nhiều người mắc bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, lướt qua mà không hay, có thể chiếm tới 60%-70% các F0. Vì vậy, dù người đối diện bạn có khỏe mạnh tuyệt đối, cũng chưa chắc họ không phải là F0.
Cho nên câu trả lời là không có cách nào nhận diện chắc chắn ai là F0 trong một đám đông bạn bước vào, cũng như chính bạn cũng khó biết mình có phải là F0 hay không nếu vẫn ra ngoài, vẫn đi làm. Nếu bạn không tuân thủ chặt Chỉ thị 16, vẫn nói chuyện với hàng xóm, vẫn giao tiếp với bạn bè, qua nhà họ hàng thăm viếng..., nguy cơ bạn là F0 hay tiếp xúc với F0 càng cao.
Nếu vẫn phải đi làm, phải ra đám đông, bạn cần làm gì?
Đầu tiên là 5K đúng, trong đó ngoài khẩu trang nên thêm kính che giọt bắn. Nếu bạn đang thực hiện các công việc thiện nguyện, phải đi vào khu vực nguy hiểm, nhớ bảo hộ đúng, tuân thủ đúng các thao tác được ngành y tế hướng dẫn. Tất cả vừa bảo vệ bạn khỏi nguy cơ từ cộng đồng, vừa bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ từ bạn.
Nếu phải ra ngoài, khi về nhà, nên hạn chế tiếp xúc với người thân, nhất là khi nhà bạn có đối tượng nguy cơ: cha mẹ già, người có bệnh nền. Tạm thời mỗi người một mâm cơm riêng, vì khi ăn chung rất dễ lây, hạn chế tham gia mọi sinh hoạt cùng gia đình. Về đến nhà nên rửa tay, tắm rửa, thay quần áo trước, rồi làm gì thì làm.
Ngược lại nếu bạn sống một mình hoặc cả gia đình bạn không ai ra ngoài đã lâu, khi nhận hàng bảo đảm nguyên tắc người giao đặt ở một vị trí trung gian, họ đi rồi bạn mới ra lấy, có đeo khẩu trang, rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào món hàng...; đừng vội hoảng hốt nếu tự dưng người mệt mệt.
Mọi xét nghiệm âm tính đều chỉ có giá trị vào thời điểm đó, cho bạn biết từ lúc đó trở về trước, bạn chưa bệnh hoặc bệnh mà đang ủ, chưa lây được cho ai. Nên nếu như chỉ ở nhà thì không cần lo lắng mua cả mớ xét nghiệm về làm liên tục, còn nếu đã ra ngoài thì cho dù xét nghiệm rồi vẫn nên tự nhắc nhở mình là người có nguy cơ.
9 biện pháp ngăn ngừa Covid-19 do Bộ Y tế khuyến cáo
1, Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
2, Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
3, Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
4, Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh
5, Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
6, Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
7, Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
8, Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
9, Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ngửi mắm không có mùi biết ngay 'Cô vy nhập', tôi ở nhà 11 ngày là khỏi, ói cũng ăn, còn ăn còn sống
-
Đậu xanh cực tốt nhưng 6 nhóm người nên ăn 'càng ít càng tốt', không hợp còn sinh bệnh tật
-
Ngủ dậy miệng có 6 vị này, coi chừng nội tạng đang mắc bệnh: Mặn là thận, chua chú ý tới gan
-
Những bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ lá chanh, không phải ai cũng biết
-
Chỉ cần bỏ ra 15 phút trước khi ngủ tập bài tập nâng chân đơn giản: Bụng phẳng eo thon, khỏe hơn mỗi ngày