Bật mí 6 mẹo giúp từ bỏ thói quen nặn mụn một cách nhanh chóng

( PHUNUTODAY ) - Một thói quen mà rất nhiều người hay mắc phải gây tổn thương cho làn da đó là cho tay lên mặt nặn mụn, cần phải được bỏ đi nhanh chóng. Dưới đây là 6 cách giúp từ bỏ ngay thói quen không tốt này, cho một làn da khỏe đẹp.

1. Che nốt mụn bằng miếng dán mụn

Miếng dán mụn thường có kích thước tương đối nhỏ và có hình tròn, bán kính khoảng 5mm nên khi dán lên mặt hay những vị trí có thể nhìn thấy mà không quá lộ, tệp màu với da. Điều này giúp bạn không còn quá tập trung vào các nốt mụn trên mặt, từ đó quên đi cảm giác muốn nặn mụn. Đồng thời việc sử dụng miếng dán mụn còn có tác dụng bảo vệ mụn không bị viêm nhiễm, sưng to, làm hạn chế tối đa những tác động bên ngoài đến nốt mụn.

2. Tập thiền

Bên cạnh tác dụng làm giảm căng thẳng, lo lắng và phát triển khả năng tập trung, thiền còn thể sử dụng để rèn luyện và phát triển các thói quen tốt trong cuộc sống. Thực hành thiền giúp nhận biết được những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến lo lắng, từ đó, có thể giúp ngừng thói quen đưa tay chạm lên mặt, nặn mụn. 

3. Sử dụng tay cho các công việc khác

Để có thể từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt nặn mụn, bạn hãy cố gắng giữ cho đôi tay của mình luôn bận rộn. Con người thường có thói quen đưa tay lên mặt trong những thời gian rảnh không biết làm gì vì vậy, bạn hãy lấp đi thời gian rảnh ấy bằng những công việc hàng ngày như tưới cây, quét dọn nhà cửa hay học tập... Cách làm này sẽ đánh lạc hướng đôi tay, ngăn chặn thói quen đưa lên mặt chạm vào các nốt mụn trong vô thức.

4. Cắt và làm sạch móng tay

Giữ móng tay ngắn là một cách khác để ngăn chặn việc đưa tay lên sờ và nặn mụn vì thường để có thể nặn mụn một cách dễ nhất, chúng ta phải có một độ dài móng tay vừa phải, nên việc cắt ngắn và làm sạch móng tay cũng sẽ là một lý do để bạn không còn có thể tiếp tục thực hiện việc nặn mụn này. Để tránh dùng móng tay nặn mụn, bạn nên cắt hoặc dũa móng tay ít nhất một lần một tuần. Hơn nữa, móng tay ngắn và sạch sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm vùng da bị mụn trong trường hợp vô thức mà đưa tay lên mặt.

5. Hạn chế soi gương

Có không ít những cô nàng dành thời gian để soi gương quá nhiều trong một ngày. Mặc dù soi gương là việc làm cần thiết khi trang điểm và tỉa gọn chân mày hay có thể giúp bạn lấy được tinh thần tự tin với ngoại hình trước khi đi ra ngoài. Tuy nhiên, những chiếc gương này cũng làm bản thân nhìn rõ khuyết điểm của mình. Khi soi gương, nhìn thấy những nốt mụn trên mặt chúng ta sẽ có suy nghĩ rất muốn nặn lấy nó. Do đó, hạn chế soi gương khi không cần thiết giúp bạn từ bỏ việc đưa tay lên mặt nặn mụn vô cùng hiệu quả. Tránh nhìn chằm chằm vào gương phòng tắm quá lâu, đặc biệt là ngay sau khi tắm nước nóng.

6. Đi khám bác sĩ da liễu

Việc nặn mụn có khả năng làm chậm quá trình chữa lành, khiến tình trạng mụn tiến triển nặng hơn, dẫn đến các tổn thương mới. Vì vậy, đến bác sĩ da liễu để được điều trị mụn trứng cá hoặc các tình trạng tiềm ẩn khác kịp thời, đồng thời, hỗ trợ từ bỏ thói quen đưa tay chạm vào da mặt.

Tác hại của việc đưa tay lên mặt nặn mụn:

- Mụn mọc nhiều hơn: Khi dùng tay nặn mụn thì sẽ kích thích mụn mọc nhiều hơn, do vi khuẩn và bụi bẩn trên tay có thể làm ảnh hưởng đến các vùng lỗ chân lông khác gây nên nhiều mụn hơn. Không những vậy, theo các chuyên gia vi khuẩn, chất dầu và nhân trong mụn trứng cá sau khi nặn có thể lây lan sang các vị trí khác gây mụn.

- Hình thành nên vết thâm mụn: Những nốt mụn sau khi được nặn, đến khi lành sẽ để lại một vết thâm xạm, càng dùng tay nặn thì thâm lại càng nhiều.

- Gây sẹo, rỗ mặt: Nặn mụn sẽ rất dễ khiến mặt bị rỗ, sần sùi, không được láng mịn, thậm chí việc trang điểm cũng khó mà che đi những vết sẹo, vết rỗ này.

- Da khó phục hồi: Dùng tay nặn mụn chính là gây ra một áp lực không nhỏ đến vùng mụn, từ đó nhân mụn bị chìm sâu vào trong nang lông, khiến nang lông nở ra, có thể dẫn đến nhiễm trùng ẩn khiến mụn rất khó hồi phục, nốt mụn cũng khó mờ đi.

- Nhiễm trùng: Không ít trường hợp bị nhiễm trùng da mặt do thói quen cứ thích nặn mụn một cách tùy tiện. Nhất là mụn trứng cá, mụn mủ, mụn bọc,.. rất dễ bị nhiễm trùng da do bên trong có chứa nhiều mủ và khi dùng tay tác động mạnh sẽ làm nốt mụn bị vỡ ra kéo theo nhân vi khuẩn, tế bào chết, dịch nhầy, mủ lây lan sang các vùng da khác sẽ dẫn đến nhiễm trùng, mưng mủ và đau nhức lâu dài.

Tác giả: Minh Hằng