Bí ẩn chuyện ly kỳ: Người đàn ông là bố đẻ nhưng không phải là bố ruột

( PHUNUTODAY ) - Một người đàn ông thực sự cùng vợ sinh ra một người con. Thế nhưng bí mật động trời hé lộ khi anh ta không phải là cha ruột.

Người đàn ông là bố đẻ nhưng lại không phải là cha ruột

Người đàn ông Mỹ 34 tuổi thực sự cùng vợ sinh ra một cậu con trai. Nhưng xét nghiệm ADN cho thấy anh không phải là cha ruột.

Các nhà nghiên cứu phát hiện đứa trẻ hóa ra là con của ông bác - người anh trai song sinh với anh chồng nhưng đã bị cơ thể cậu em nuốt mất khi cả hai mới chỉ là bào thai trong bụng mẹ. Người chồng này được khoa học gọi là chimera - hiện tượng một sinh vật là tập hợp nhiều phần của các cá thể khác nhau. 

Theo đó, một cặp vợ chồng ở Washington đã đến gặp Barry Starr, một nhà gene học tại Đại học Stanford, để tìm sự giúp đỡ cho việc hình như có nhầm lẫn trong quá trình chữa vô sinh.

Vào năm 2014, cặp vợ chồng này (xin giấu tên) có một cậu con trai nhờ quá trình hỗ trợ sinh sản. Cậu bé sinh ra khỏe mạnh, nhưng kỳ lạ thay, có nhóm máu không phù hợp với cả cha lẫn mẹ. Sau đó, tiến hành xét nghiệm ADN thì người đàn ông không phải là cha đẻ của đứa bé.

Cặp vợ chồng đã gửi mẫu đến xét nghiệm tại một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn hơn. Nhưng, cũng giống như khi xét nghiệm tại nhà, các phân tích (sử dụng mẫu niêm mạc trong miệng) vẫn cho ra kết quả cha con là âm tính.

Lo ngại bệnh viện hỗ trợ sinh sản đã có nhầm lẫn, cặp vợ chồng đã gửi kết quả xét nghiệm huyết thống đến và yêu cầu giải thích. Nhưng phía bệnh viện khẳng định người chồng 34 tuổi này là người da trắng duy nhất hiến tinh trùng tại bệnh viện trong ngày con trai họ được thụ thai, và cậu bé cũng có da trắng.

Người đàn ông và đứa trẻ chỉ có quan hệ chú – cháu. Gene lấy từ tế bào má của anh hoàn toàn khác với gene trong tinh trùng.

Đây là trường hợp đầu tiên khoa học ghi nhận được hiện tượng Chimera

 Minh họa cho quá trình Chimera: Cậu bé được cặp vợ chồng nọ sinh ra, nhưng cậu bé lại là con sinh học của ông bác. Ông bác này là bào thai song sinh đã bị cậu em nuốt mất từ trong bụng mẹ. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trên thế giới cứ 8 đứa trẻ sinh ra thì có một trường hợp mà người mẹ khi mang bầu đã bắt đầu với đa thai. Sau đó, tế bào của một thai khỏe hơn sẽ hấp thu tế bào của thai song sinh với mình và chiếm lấy, mang nó trở thành một phần cơ thể mình. Tuy vậy, tình trạng này rất hiếm khi được phát hiện thông qua các xét nghiệm ADN.

Các phòng xét nghiệm của Mỹ thực hiện gần 400.000 mẫu xét nghiệm cha – con mỗi năm để phục vụ theo yêu cầu cá nhân hay các cuộc điều tra tội phạm, cũng với kỹ thuật lấy mẫu niêm mạc má. Khoảng 24% số lần xét nghiệm không cho ra kết quả cha con.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang

Tin mới nhất