Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?
Tặng cho tài sản được thực hiện thông qua hợp đồng tặng cho tài sản. Khoa học pháp lý xếp tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng, có đặc điểm riêng biệt so với những loại hợp đồng thông dụng khác.
Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt...
Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, sau khi các bên đã thoả thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các bên. Vì vậy, hợp đồng được coi là kí kết khi các bên chuyển giao tài sản. Thời điểm chuyển tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt hợp đồng (đối với động sản). Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định:
Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con là gì?
- Tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bố mẹ với con cái, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu bền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của BLDS và pháp luật về đất đai.
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế. Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy. mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
2. Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 458 và 459 BLDS 2015.
2.1. Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
2.2. Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Lưu ý:
- Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu của người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho rở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
- Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đất thì khi tặng cho phải tuân theo quy định Luật đất đai năm 2013.
Khái niệm quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền.
Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình thức cho các đối tượng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.
Tuy Luật Đất đai quy định quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, nhưng thực chất quyền sử dụng đất cũng bao gồm quyền sở hữu đất đai một cách hợp pháp. Nhà nước không chỉ trao quyền sử dụng mà còn trao quyền định đoạt cho người sử dụng thông qua các hình thức giao dịch đa dạng như: chuyển nhượng, thừa kế, góp vồn, tặng cho, thừa kế, hoặc từ bỏ quyền sử dụng (trả lại cho Nhà nước).
Tặng cho quyền sử dụng đất (Đất đai, nhà ở)
Một khi mà bản chất của quyền sử dụng đất chưa rõ ràng thì bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất cũng chưa được làm rõ.
Dưới góc độ của Luật đất đai, tặng cho quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tê của thị trường bất động sản, Dưới góc độ Luật dân sự, tặng cho quyền sử dụng đất là một loại quyền khác ngoài quyền sở hữu.
Quyền tặng cho quyền sử dụng đất là một vật quyền, quyền năng của nó không chỉ do pháp luật xác định mà còn được xác định do ý chí của chủ sở hữu là Nhà nước, nên nó bị hạn chế hơn so với quyền sở hữu.
Về lý luận, nếu đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, có nghĩa là, “tài sản thuộc sở hữu nhà nước (tài sản công) thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản khác mà không phải do Bộ luật dân sự điều chỉnh”.
Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất như là một quyền năng của chủ sỏ hữu, đối tượng sử dụng là quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trị giá được thành tiền. Quan điểm này là hợp lý vì: “Luật hợp đồng thuộc lĩnh vực luật tư và mang tính điển hình bởi Nhà nước đặt ra, nhằm hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ cho các quyền lợi của tư nhân và chỉ giới hạn các quyền lợi này”.
Do đó, bản chất của tặng cho quyển sử dụng đất là tặng cho quyền tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, nên quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất chỉ do Luật đất đai đều chỉnh, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Luật đất đai chỉ quy định nội dung của quyền tặng cho quyền sử dụng đất, còn Bộ luật dân sự quy định hình thức thực hiện quyển tặng cho quyền sử dụng đất thông qua giao dịch là hợp đồng là một bất cập.
Trên thực tế, khi Nhà, nước giao quyền sử dụng đất cho ngưòi sử dụng đất có nghĩa là, Nhà nước giao cho họ một mảnh đất cụ thể theo diện tích đất, thửa đất có vị trí và ranh giới xác định.
Người sử dụng đất được sử dụng mảnh đất đó như tài sản của mình, Nhà nước trao cho họ cả quyền định đoạt mảnh đất đó như chuyển nhượng hay tặng cho mảnh đất đó cho người sử dụng đất khác. Do đó, bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất trên thực tế là tặng cho đất. Nhà nước chỉ giữ vai trò của chủ sở hữu là giám sát, quản lý việc tặng cho đất mà thôi.
Thực trạng về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con:
Khi con lấy vợ, lấy chồng cha mẹ (bên vợ hoặc chồng) thường tạo điều kiện bằng cách tặng cho con quyền sử dụng lất để vợ chồng người con làm nhà ở và sinh sống.
Tuy Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng; quyền sử dụng đất được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng; song việc tặng cho quyền sử dụng thường không có giấy tờ và không được làm theo đúng trình tự, thủ tục nên rất khó xác định khi nào được coi là cha mẹ đã tặng cho con quyển sử dụng đất.
Thủ tục tặng cho quyển sử dụng đất từ bố mẹ cho con
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con do hai bên tự thỏa thuận nhưng sẽ có một số nội dung cơ bản sau
+ Tên, địa chỉ của các bên;
+ Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
+ Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho
Bước 2: Công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho tại UBND hoặc Văn phòng công chứng nơi có đất tặng cho
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Bản sao giấy tờ tùy thân:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên.
+ Sổ hộ khẩu.
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho:
+ Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
- Văn bản cam kết về đất được tặng cho là có thật
Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con tại Cơ quan đăng ký đất đai nơi có đất
Hồ sơ đăng kí sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con
Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì con nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đât đất, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng kí biến động quyền sử dụng đất
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn/ giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Thẩm quyền
- Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường thuộc quận, huyện, thị xã nơi có đất đề nghị sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thời gian thực hiện
- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện khi sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con
- Trường hợp bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con khi thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ được miễn thuế thu nhâp cá nhân và lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2013 thì: “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau” là thu nhập được miễn thuế. Do vậy, khi tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ bạn sang cho con thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
+ Khoản 10 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ: "Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu". Do vậy, trường hợp bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con lần đầu thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Từ 15/9: Những trường hợp Công an xã được dừng xe xử lý khi không có CSGT đi cùng, người dân nên biết
-
Từ 15/9: Tài xế ô tô và xe máy được xuất trình bằng lái, đăng ký xe trên VNeID
-
Người dân cần biết điều này khi CSGT dừng xe kiểm tra giấy tờ từ 15/9/2023
-
Cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc năm 2023 đơn giản và chính xác
-
Từ 15/9/2023: Không hoàn thành 1 nghĩa vụ này, người dân sẽ không được đăng ký xe: Ai cũng nên biết sớm