Bố mẹ đều lùn, con có cao được không?

( PHUNUTODAY ) - “Bố mẹ lùn con có cao được không?” Đây là thắc mắc của hầu hết những ông bố, bà mẹ có chiều cao khiêm tốn, họ lo lắng chiều cao của con mình sẽ được di truyền từ bố mẹ. Vậy trẻ có chiều cao thấp có phải do di truyền không?

 Gen di truyền quyết định chiều cao của trẻ?

Rất nhiều bố mẹ có chiều cao khiêm tốn lo lắng về sự phát triển chiều cao do gen của con mình 

 Nhiều bố mẹ có chiều cao khiêm tốn vô cùng lo lắng việc gen di truyền sẽ ảnh hưởng đến sự phát triern chiều cao của con mình. Thuy nhiên, Gen di truyền chỉ là một trong những yếu tố quyết định chiều cao con người. Ngoài ra, chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như: giai đoạn dậy thì và hormon, dinh dưỡng và hoạt động thể thao, môi trường - xã hội. Chính vì vậy, trường hợp bố mẹ lùn nhưng con cao hoặc ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra. - Đối với gen di truyền, để tính được chiều cao trung bình theo gen, có nhiều công thức được đưa ra, ví dụ: Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2. Chiều cao con gái = ((chiều cao bố - 15cm) + chiều cao mẹ) / 2. Vì đây chỉ là công thức tính chiều cao theo gen di truyền nên trong thực tế sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Sai số này sẽ phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao còn lại.

Chiều cao phụ thuộc nhiều yếu tố: Di truyền, dinh dưỡng, vận động thể dục thể thao, môi trường sống, bệnh tật, giấc ngủ… Theo một số nghiên cứu khoa học, yếu tố dinh dưỡng có thể can thiệp được, quyết định 32% sự phát triển chiều cao, trong khi di truyền chỉ chiếm 23%. Tuy bố mẹ không cao nhưng nếu xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý từ giai đoạn mẹ mang thai đến khi bé chào đời và suốt quá trình phát triển thì trẻ sẽ cao hơn bố mẹ.

Làm thế nào để bố mẹ lùn mà con vẫn cao?

Đầu tiên, đó chính là dinh dưỡng hợp lý! Dinh dưỡng hợp lý tức là chế độ ăn đa dạng, cân đối các nhóm thực phẩm theo nhu cầu của lứa tuổi, đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đừng quên bổ sung những thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua, trứng, sữa, nghêu, sò, ốc, hến... Nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời hạn chế ăn mặn và đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, nước uống có ga. Bữa ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ đều không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển chiều cao. Bạn nên chú ý xây dựng thực đơn cho con hàng ngày để bé có cân nặng chuẩn và phát triển chiều cao tốt.

 Tập luyện thể thao là hương pháp tăng chiều cao an toàn và hiệu quả cho trẻ 

 Thứ hai là giấc ngủ! Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Theo sinh lý, hormone tăng trưởng do não bộ tiết ra giúp tăng chiều cao. Các nghiên cứu cho thấy hormone này được tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất từ 23h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện bé đã vào giấc ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Nếu bé ngủ trễ ngủ không ngon giấc vào ban đêm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự tiết hormone tăng trưởng làm chậm phát triển chiều cao. Do vậy cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, đúng giờ.

Cuối cùng là tập luyện thể dục thể thao! Việc tập thể dục thể thao thường xuyên không những giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh mà còn có tác dụng giúp các xương khớp tay, chân của trẻ giãn ra. Để khuyến khích trẻ thích vận động, các mẹ nên tổ chức các bài tập thể dục hay các trò chơi tập thể, giúp trẻ thích thú tập luyện. Ngoài ra, một số môn thể thao nhẹ nhàng  nhưng rất hiệu quả trong việc thúc đẩy chiều cao của bé như chơi cầu lông, đi bộ, đạp xe đạp, đặc biệt là bơi. Khi bơi yêu cầu cần phải vươn sải cánh tay, rướn người về phía trước, sẽ giúp cho chiều dài cột sống phát triển, ngực và vai mở rộng ra.

Tác giả: Nguyễn Ái