Cách phát hiện dương tính giả khi tự làm test nhanh tại nhà
Việc test nhanh hiện nay không còn xa lạ với mọi người. Do số ca nhiễm tăng nhanh, các nhà khoa học cho rằng việc test nhanh là một trong những chìa khóa giúp kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy sinh khi sử dụng test nhanh đó là kết quả dương tính giả.
Tiến sĩ Nathan Hudson-Peacock, bác sĩ cấp cứu tại London, Anh đã chỉ ra cách nhận biết các kết quả sai lệch này.
Thông thường, một người được xác định dương tính với Covid-19 khi kit test xuất hiện hai vạch đỏ bên cạnh chữ C và T. Dù vậy, trong nhiều trường hợp, vạch chữ T hiển thị mờ nhạt. Điều này cũng khiến người làm test cảm thấy bối rối.
Tiến sĩ Hudson-Peacock cho biết nếu vạch thứ 2 xuất hiện nhạt màu thì người dùng kít cần chú ý đến khung thời gian đọc kết quả.
Về cơ bản, nếu vạch hiện thị trong khung thời gian trong tờ hướng dẫn sử dụng (thường là 15 phút sau khi xét nghiệm), đó là kết quả dương tính thật. Khi đó, người bệnh phải tự cách ly và có thể đăng ký để làm xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, nếu vạch thứ 2 xuất hiện sau khung thời gian quy định (sau khoảng 15 phút), rất có thể đó là kết quả dương tính giả.
Thời gian đọc kết quả xét nghiệm sẽ có sự khác biệt giữa các loại kit test nhanh khác nhau. Vì vậy, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn đi kèm với sản phẩm.
Nếu xuất hiện 2 vạch trong khoảng thời gian hướng dẫn, người dân cần tự cách ly và làm thêm xét nghiệm PCR.
Vì sao có kết quả dương tính giả khi test nhanh tại nhà?
Lý giải việc vạch mờ xuất hiện sau khung thời gian đọc kết quả, bác sĩ Hudson Peacock có đưa ra một số lý do và nhấn mạnh đây chỉ là quan điểm của riêng ông. Vị chuyên gia này cho rằng nguyên nhân có thể là đã có một số thứ gây nhiễu kết quả, ví dụ như thức ăn hoặc đồ uống... hoặc cũng có thể mức độ virus trong cơ thể ở mức cực kỳ thấp. Trong trường hợp này, người dân nên làm lại test nhanh một lần nữa.
Một số lưu ý khi test nhanh tại nhà
Bảo quản kit test ở đúng nhiệt độ
Bộ dụng cụ test cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản ở nhiệt độ cao hơn có thể khiến protein trong các thử nghiệm bị biến tính.
Lưu ý hạn sử dụng
Luôn kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi làm test. Các sản phẩm hết hạn có thể chứa các chất thử sinh học hóa hóa chất đã biến tính hoặc hết tác dụng, không thể cho kết quả chính xác.
Không mở sản phẩm quá sớm
Không mở khay thử ra khỏi túi đựng cho đến khi bạn sẵn sàng bắt đầu làm test. Mở quá sớm mà không sử dụng cũng có thể gây ra dương tính giả.
Không ăn uống, nhai kẹo cao su, đánh răng hoặc hút thuốc trước khi xét nghiệm nước bọt
Những điều này có thể làm kết quả không chính xác. Vì vậy hãy đợi 30 phút trước khi lấy mẫu nước bọt.
Lấy mẫu sai góc và độ sâu
Khi đưa que lấy mẫu vào mũi, việc đưa sai góc độ và độ sâu cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Thay vì đưa tăm bông đi thẳng lên trên, hãy cố gắng đi theo chiều ngang và nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2-3 cm. Tiếp đó, hãy xoay nhẹ que lấy mẫu vào thành mũi theo đúng số lần mà tờ hướng dẫn sử dụng khuyến nghị.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Tuyệt đối không cho trẻ F0 xông hơi: BS Nhi khoa tiết lộ điều quan trọng giúp con nhanh khỏi, không lo biến chứng
-
Tiêm 3 mũi khi thành F0 rất nhẹ nhưng mãi vẫn dương tính, làm gì để đào thải virus nhanh hơn: BS chỉ cách
-
4 việc F0 điều trị tại nhà tuyệt đối không được làm, tránh làm bệnh trở nặng, biến chứng
-
Lương y chỉ ra 3 loại nước bổ dưỡng cho F0 điều trị tại nhà: Hạ sốt, giải độc, giảm mệt, nhanh khỏi
-
Vì sao nước dừa được bác sĩ kiến nghị dùng cho F0: Có 4 nhóm người không nên sử dụng