Trước giờ chúng ta vẫn cho rằng phải ăn nhiều đồ ngọt mới có thể bị tiểu đường, tuy nhiên có nhiều trường hợp dù không ăn nhiều đồ ngọt nhưng vãn bị tiểu đường.
Người phụ nữ này có tên là Zhang, ở Trung Quốc, làm nghề giáo viên, cô qua đời ở tuổi 40 do căn bệnh tiểu đường. Cô giáo Zhang vốn là một người vợ, người mẹ tốt ở nhà, và là một người giáo viên nhân dân xuất sắc ở trường.
Cô mất đi ai cũng thương tiếc bởi cô là một giáo viên trẻ, xuất sắc, luôn mẫu mực trong công việc và kể cả việc ăn uống hàng ngày ở nhà. Không ai nghĩ rằng bệnh tiểu đường lại có thể cướp đi sinh mạng quý giá của cô Zhang.
Ai cũng nghĩ chắc cô Zhang phải là người ăn nhiều ngọt lắm nên mới bị vậy đúng không ạ? Nhưng sự thật không phải vậy, trước giờ cô Zhang chưa từng thích ăn ngọt. Chồng cô ấy còn chia sẻ rằng: Suốt đời cô ấy không hề thích ăn đồ ngọt thì sao mà bị bệnh tiểu đường được chứ.
Tuy nhiên các bác sĩ trực tiếp điều trị, thăm khám cho cô Zhang nói với chồng cô rằng không phải bị bệnh tiểu đường là cứ phải ăn nhiều đường hay đồ ngọt. Trường hợp của cô Zhang có thể do việc tiêu thụ những loại thức ăn nhìn có vẻ không chứa nhiều đường nhưng thực chất thành phần trong đó lại rất nhiều đường. Kết hợp với việc ăn trong thời gian dài, ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, trương trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhồi máu não nữa.
Sau khi tìm hiểu, kết hợp cùng quá trình thăm khám trước đó, cuối cùng các bác sĩ đã chỉ ra 3 thủ phạm có thể là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của cô Zhang. Tức là dù cô ấy có không ăn đồ ngọt nhưng đã ăn quá nhiều những thực phẩm sau nên mới dẫn tới căn bệnh tiểu đường và hậu quả là nó đã lấy đi tính mạng của cô ấy.
Dưới đây là 3 món ăn dễ gây tiểu đường khi ăn nhiều
Gan động vật
Nhiều người khoái khẩu món gan động vật. Dù trong gan không nhiều đường hay chất béo nhưng ượng cholesterol dồi dào trong gan có khả năng làm tăng đường huyết. Bởi thế nếu ăn liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và nguy cơ mắc tiểu đường là rất cao.
Táo đỏ
Bình thường táo đỏ là món cực kỳ tốt cho sức khỏe, có nhiều dinh dưỡng. Táo đỏ có thể dùng để ăn trực tiếp, pha trà, hoặc chưng, nấu...
Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn táo đỏ liên tục trong thời gian dài có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ăn quá nhiều rất dễ tạo gánh nặng cho gan, làm tăng lượng đường trong máu.
Cơm
Bạn có biết, chất đường bột trong gạo rất cao, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành lượng lớn đường glucose. Ăn nhiều cơm gạo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Đây là lý do chúng ta không nên ăn quá nhiều cơm mà phải luôn ăn kèm cùng những thực phẩm khác. Nếu đã bị tiểu đường thì tốt nhất nên kiêng hoặc ăn rất ít cơm.
Một số biện pháp giúp lượng đường trong máu ổn định
Tập thể dục
Việc tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giúp quá trình chuyển hóa đường huyết trong cơ thể diễn ra trơn tru.
Ngày nay, do bận rộn hoặc lười biếng, người ta ít có thói quen tập thể dục, điều này có thể khiến lượng đường huyết trong cơ thể về lâu dài tăng cao.
Uống nhiều nước
Uống nước cũng rất tốt cho sức khỏe, vì nó giúp làm cho tại các cơ quan trong cơ thể ẩm ướt hơn, ngoài ra uống nước còn giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu.
Rất hiều người không có thói quen uống nước, chỉ thích uống một số đồ uống có chứa nhiều đường như nước ngọt, trà sữa chẳng hạn… sau khi uống quá nhiều sẽ dễ khiến đường huyết của họ tăng cao.
Tác giả: Thạch Thảo
-
5 đồ uống trước lúc đi ngủ giúp bạn trẻ dai, nhuận sắc, giảm cân ngay cả khi say giấc
-
6 loại trái cây nội tạng thích và 6 loại sợ nhất: Ăn đúng thì trường thọ, ăn sai thì rước họa vào thân
-
Giáo sư chỉ đích danh 10 thói quen ăn uống phá hủy từ nội tạng đến dung nhan: Mắc 2 lỗi đã nguy hiểm
-
Loại quả rẻ bèo ở Việt Nam vừa "vét sạch" đường ruột lại chống được 15 loại bệnh mà rất ít người biết
-
3 ngày uống hỗn hợp nghệ và nước dừa, đau dạ dày nặng đến mấy cũng cải thiện rõ rệt