Các cụ dạy: '30 lông dài thì 40 đột tử, 50 lông mọc là mệnh trường thọ', ý nghĩa thực sự là gì?

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân có rất nhiều câu nói triết lý, sâu sắc được truyền lại tới tận ngày nay. Trong số đó phải kể tới câu nói: “30 lông dài thì 40 đột tử, 50 lông mọc là mệnh trường thọ”.

Đây là lời dạy của người xưa để đoán định vận hạn, tuổi già, bệnh tật, sinh tử của con người. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của câu nói này là gì? Tại sao người xưa lại khẳng định như vậy và có cơ sở khoa học nào để giải thích cho quan niệm này hay không?

Hiểu một cách đơn giản, câu nói “30 lông dài thì 40 đột tử” có nghĩa là, nếu lông mày bắt đầu mọc vào năm 30 tuổi, chứng tỏ đây là điềm xấu. Điều này cho thấy hầu hết những người này sẽ không sống thọ được quá 40 tuổi. Người xưa gọi những người này là “đoản thọ”.

Có thể nói, ngưỡng tuổi 30 chính là thời điểm mà con người đạt đến đỉnh cao của mọi thứ. Lúc này, con người hầu hết đã có gia đình đầy đủ, sự nghiệp vững vàng, cơ thể cũng tràn đầy năng lượng và sức sống. Ở thời kỳ này, nếu như lông mày dài ra cho thấy người này đã bắt đầu có những dấu hiệu già nua. Điều này trái ngược hoàn toàn so với thế lực của tuổi 30 và được coi là dấu hiệu của đoản thọ. 

Nếu một thanh niên ngoài 30 tuổi đột nhiên mọc lông mày dài, điều đó có nghĩa là anh ta đã bắt đầu có tuổi. Do đó, người xưa định nghĩa hiện tượng lông mày mọc sớm là một hiện tượng bất thường, không phù hợp với sự phát triển và dài ra của lông mày.

Bên cạnh đó, câu nói “50 lông mọc là mệnh trường thọ” có nghĩa là, trong xã hội cổ đại người xưa quan niệm 50 tuổi là thời kỳ đã biết rõ vận mệnh của mình. Người xưa có tuổi thọ trung bình tương đối thấp, vì thế người sống đến tuổi 50 đã được coi là người già. 

Do đó, nếu lông mày mọc dài ra ở giai đoạn này là hiện tượng bình thường bởi nó tuân theo quy luật sinh trưởng và dài ra của tự nhiên. Do đó, “50 lông mọc là mệnh trường thọ”, thực chất có nghĩa là con người đã bước vào hàng sống thọ. Cơ thể của họ cũng đang đi đúng theo quy luật của tự nhiên, vì thế họ có khả năng sống thọ hơn người bình thường. 

Lý thuyết về tướng số

Trên thực tế, có một lý thuyết về tướng số đã được lưu hành trong xã hội Trung Quốc cổ đại, chủ yếu để dự đoán vận mệnh của một người thông qua vẻ bề ngoài. Những điểm dự đoán tướng số chủ yếu tập trung vào những bộ phận trên khuôn mặt như mắt mắt, mũi, miệng, tai, lông mày…

Theo tướng số, lông mày là biểu tượng của sự trường thọ. Những người sống lâu thường gắn liền với hình ảnh đôi lông mày trắng. Chính vì thế, người xưa có thói quen lấy lông mày dài là biểu tượng cho sự trường thọ. 

Theo lý thuyết nhân tướng học, hướng và hình dạng cũng như độ dài của lông mày đều là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tuổi thọ của một người. 

Khoa học nói gì về quan niệm này?

Thực tế, khoa học vẫn chưa giải thích được ý nghĩa của câu nói này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người, đặc biệt là những người trung niên và người cao tuổi vẫn tin tưởng vào những lời dạy này.

Thứ nhất, thực chất việc lông mày dài ra là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể con người. Theo quan điểm của khoa học, câu nói này không hoàn toàn thuyết phục. Nó chính là kinh nghiệm được truyền miệng, không phải chân lý được đúc kết thông qua những nghiên cứu rõ ràng. 

Thứ hai, đây là hiểu biết chung về những hiện tượng tự nhiên, không có bằng chứng cụ thể mà chỉ dựa trên những quan sát thông thường. Bên cạnh đó, trong cuộc sống này vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Có những người mọc lông mày dài năm 30 tuổi vẫn có thể sống thọ như bình thường và ngược lại.

Tuy nhiên, nếu những người trẻ tuổi gặp phải trường hợp lông mày mọc dài bất thường, có thể cơ thể sẽ gặp phải những vấn đề như rối loạn nội tiết. Đối với những trường hợp này, mọi người nên quan sát thêm, đồng thời đi khám ngay và luôn để có thể điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Có thể nói, câu nói “30 lông dài thì 40 đột tử, 50 lông mọc là mệnh trường thọ” của người xưa dù không còn được tin tưởng 100% nhưng vẫn đáng để tham khảo và học hỏi, như một lời nhắc nhở mọi người nên chú ý, chăm sóc sức khỏe của mình nhiều hơn.

Tác giả: Thạch Thảo